1

Nhẫn tụy - bệnh viện 103

Thực chất nhẫn tụy không thuộc dạng u tụy, tuy nhiên trên lâm sàng, XQ, siêu âm và trên bàn mổ trong sự bất thường của đầu tụy tạo nên một vòng (giống như chiếc nhẫn) ôm đoạn II tá tràng, trông như một khối u.

Nhẫn tụy có thể là một nhẫn tròn khép kín hoặc không kín, ôm lấy tá tràng gây chít hẹp, gây hội chứng tắc ruột hoặc kèm tắc mật.

1. Bệnh sinh (có nhiều giả thuyết)

  • Các thuyết đều ít nhiều nhẫn mạnh vai trò lưỡng mầm (Doppelanlage des embryonalen pancreas ) của tụy và sự phát triển bất thường của nó.
  • Người ta nêu sự quay không hoàn thành của tổ chức tá tụy trong sự phát triển của bào thai ( tá tràng cố định quá sớm trong khi đó đầu tụy vẫn phát triển).
  • Có người cho rằng sự phát triển tụy tạng thái quá của mầm tụy mà tạo nên nhẫn tụy ôm lấy tá tràng.

2. Chẩn đoán

  • Hình ảnh lâm sàng của nhẫn tụy phát triển dần theo tuổi. Ở bệnh nhi hình ảnh bán tắc hoặc tắc ruột cao ở tuần đầu hoặc tháng tuổi đầu ( nôn, mất nước, có thể phát triển chậm ). Ở người lớn: Bệnh giống bệnh loét. Hay gặp ở bệnh nhân mắc chứng Down. Thường kèm theo dị tật khác ở mạch máu hoặc chít hẹp ruột non, ruột già ở vị trí khác nhau.
  • XQ: hình ảnh 2 mức ỏ vùng thượng vị (1 của dạ dày, 1 của tá tràng) là hình ảnh đặc biệt của tụy nhẫn gây tắc tá tràng.

3. Điều trị

  • Phương pháp ngoại khoa là phương pháp duy nhất để cứu sống bệnh nhân, người ta phẫu thuật tạo lưu thông mới cho tá tràng.
  • Sau mổ cắt ngang nhẫn tụy có thể bị rò tụy, viêm tụy và nang giả tụy cho nên phuơng pháp thường được lựa chọn là:
  • Nối tắt qua nhẫn tụy hoặc tá tràng – tá tràng (Duodeno -Duodenostomie) hoặc tá tràng – hỗng tràng (duodeno – jejunostomie) bên bên.
  • Sau mổ phải hút dịch qua vùng miệng nối 3-4 ngày để giảm áp miệng nối, đặt dẫn lưu ổ bụng và hút liên tục áp lực nhẹ.
  • Nối vị tràng: không có chỉ định vì hậu quả loét miệng nối cao (60-70%/).

Có thể đặt chỉ định này nhưng chỉ tạm thời 5 – 6 tháng sau đó mổ lại làm miệng nối tá- tá tràng bên bên (latero-lateral duodeno duodenostomie)

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 701 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 740 Lượt xem
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 626 Lượt xem
Tin liên quan
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây