1

Nhận diện và xử trí nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, có đến 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết có đường dẫn truyền từ nhiễm trùng rốn và khoảng 21% các trường hợp trẻ sơ sinh đến khám vì lý do khác có kèm theo nhiễm trùng rốn.

Vì vậy, việc nhận diện và biết cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng rốn là vấn đề mà ông bố bà mẹ nên đặc biệt lưu tâm.

1. Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh bao gồm những bệnh lý nhiễm trùng có thể mắc phải trước sinh, trong khi sinh và sau sinh 28 ngày, trong đó có nhiễm trùng dây rốn hay nhiễm trùng rốn. Nhiễm trùng rốn có thể dẫn đến nguy cơ uốn ván rốn - một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm trùng rốn là nhiễm trùng cuống rốn sau khi sinh, nhiễm trùng có thể khu trú tại vị trí cuống rốn hoặc lan rộng, không còn ranh giới bình thường giữa da và niêm mạc rốn chỗ thắt hẹp, vùng sung huyết lan rộng ra thành bụng kèm phù nề, rỉ dịch hôi, đôi khi có mủ.

Một số tác nhân tạo nên nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là: các loại vi khuẩn tụ cầu vàng từ ngoài da vào trong rốn, vi trùng gram (-) từ đường ruột thông qua phân gây nhiễm trùng lên rốn hoặc do vi trùng uốn ván từ các loại dụng cụ hỗ trợ sinh sản không được vô trùng.

2. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng dây rốn sơ sinh

Nhận diện và xử trí nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh
Sưng, có mủ, mùi hôi, ướt sau khi rụng là những dấu hiệu nhận biết của nhiễm trùng dây rốn sơ sinh
  • Ngay tại chân rốn của trẻ sơ sinh bị đỏ và sưng
  • Tại vùng rốn trẻ sơ sinh có tiết ra chất dịch mủ có mùi hôi hoặc rốn vẫn còn ướt sau khi rụng
  • Đỏ vùng da xung quanh rốn
  • Rốn chảy máu
  • Ngoài ra, một số dấu hiệu khác kèm theo như: trẻ bị sốt cao trên 38 độ C, bé thở nhanh (nhịp thở trên 60 lần/ phút), bé bị vàng da...

3. Nguy cơ biến chứng của nhiễm trùng rốn

Rốn là con đường di chuyển các chất dinh dưỡng và oxy từ bánh nhau của người mẹ đến thai nhi và dây rốn cũng được nối thẳng vào gan của trẻ. Chính vì thế, một khi rốn bị nhiễm trùng thì sẽ đi đến gan rất nhanh, thậm chí có thể đi vào máu và gây nhiễm trùng máu trẻ sơ sinh, đặc biệt nguy cơ tử vong ở trẻ cũng rất cao (40 – 80%).

Bên cạnh đó, nếu nhiễm trùng rốn xảy ra trên cơ địa của một em bé sinh non nhẹ cân hoặc xảy ra trên cơ thể của một em bé sinh tại nhà thì khả năng trẻ bị uốn ván rốn là rất cao.

Nhận diện và xử trí nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng rốn có thể dẫn đến nguy cơ uốn ván

4. Phân độ nhiễm trùng rốn theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới

  • Mức độ nhiễm trùng nhẹ: Tình trạng sưng, đỏ chỉ diễn ra ngay tại chân rốn trẻ sơ sinh.
  • Mức độ nhiễm trùng rốn trung bình: Mức độ sưng đỏ diễn ra ngay tại chân rốn lan ra xung quanh với đường kính dưới 2cm, kèm theo các triệu chứng sốt, vàng da ở trẻ sơ sinh...
  • Nhiễm trùng rốn mức độ nặng: Tình trạng sưng, đỏ lan rộng hơn 2cm và bắt đầu hoại tử xuống lớp cơ dưới da trẻ, cùng với đó là các triệu chứng của nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng.

5. Tiêu chuẩn nhập viện

  • Mức độ nhẹ: Trẻ được cho uống kháng sinh kết hợp với việc vệ sinh vùng rốn tại chỗ bằng dung dịch cồn 70%
  • Mức độ trung bình: Trẻ sơ sinh bắt buộc phải nhập viện để tiến hành điều trị bằng cách chích kháng sinh đường tĩnh mạch, thời gian điều trị có thể kéo dài khoảng 7 ngày.
  • Mức độ nặng: Việc điều trị diễn ra khác phức tạp, không chỉ chích kháng sinh chữa nhiễm trùng rốn mà còn kết hợp điều trị các triệu chứng của các bệnh lý khác kèm theo. Vì vậy, thời gian điều trị thường sẽ kéo dài trên 14 ngày.

6. Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng rốn

Nhận diện và xử trí nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh
Povidone Iodine giúp sát trùng da, niêm mạc rất tốt

 

Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng rốn áp dụng đối với trẻ sơ sinh chưa rụng cuống rốn và cả trẻ đã rụng cuống rốn, rốn còn tiết dịch hoặc nhiễm trùng.

Chuẩn bị:

  • Dung dịch sát trùng: alcohol 70 độ hoặc Povidone Iodine 2 - 3%
  • Gòn viên hoặc que gòn vô trùng, gạc vô trùng
  • Chén chun vô trùng
  • Kềm vô trùng

Cách thực hiện chăm sóc rốn:

  • Rửa tay thật sạch. Nên chăm sóc rốn sau khi đã tắm trẻ.
  • Một tay dùng gạc vô trùng để nâng dây rốn lên, quan sát chân rốn,dây rốn, mặt cắt cuống rốn và da xung quanh rốn, nhận diện các bất thường như: dịch tiết nhiều, máu, có mủ, vùng da quanh rốn sưng đỏ...
  • Dùng que gòn vô trùng tẩm dung dịch sát trùng, lau sạch vị trí xung quanh chân rốn, từ chân rốn lên dây rốn, vị trí kẹp rốn và mặt cắt cuống rốn. Sau đó khử trùng từ chân rốn ra vùng da xung quanh rốn.
  • Bình thường rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong vòng từ 7 đến 10 ngày sau sinh và sau 15 ngày thì cuống rốn phải liền hoàn toàn. Cha mẹ cần giữ rốn và vùng xung quanh sạch, khô cho đến khi cuống rốn rụng.
  • Sau 48 giờ nếu rốn khô nên tháo bỏ kẹp rốn. Để rốn hở sẽ giúp cuống rốn mau khô và dễ rụng hơn. Khi rốn chưa rụng, phụ huynh nên tắm kiểu “đầu” và “chân” để giữ rốn được khô.
  • Cần chăm sóc rốn mỗi ngày từ 1 - 2 lần hoặc vệ sinh ngay sau khi rốn bị nhiễm bẩn.
  • Khi quấn tã nên để hở phần rốn ra ngoài, mặc tã dưới rốn để không khí có thể lưu thông. Hạn chế sờ, đụng vào cuống rốn và vùng xung quanh rốn để tránh nhiễm trùng từ bàn tay không sạch.
  • Vẫn tiếp tục chăm sóc sau khi rốn đã rụng cho đến khi chân rốn khô, không còn dịch tiết.

Cha mẹ cần mang trẻ đến cơ sở y tế để khám ngay nếu thấy trẻ có bất cứ biểu hiện nào sau đây: Rốn rỉ ra dịch có mủ vàng, có hôi hoặc kèm theo chảy máu, da ở vùng xung quanh rốn sưng nề đỏ, rốn bị rỉ dịch kéo dài sau khi đã rụng hơn 2 ngày, trẻ sốt, bú kém. Theo đó, cha mẹ cũng không nên tự ý điều trị hoặc cho trẻ uống thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1162 lượt xem

Trẻ 3 tháng uống thuốc trị nhiễm trùng tiêu chảy nhưng vẫn đi xì xoẹt và phân có lẫn màu nâu đỏ thì có phải đi khám nữa không?

Em sinh bé nặng 3,3kg. HIện bé đã được hơn 3 tháng tuổi. Em vắt sữa ra bình cho bé uống. Trong 2 tháng đầu bé lên cân rất tốt. Được 2 tháng thì bé đã nặng 6,7kg. Tuy nhiên, đến tháng thứ 3 này thì cháu có hiện tượng biếng bú, không tăng cân và đi ngoài phân xanh. Em cho bé đi khám thì bác sĩ xét nghiệm và kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm trùng. Bác sĩ kê thuốc cho bé uống thì phân đã chuyển sang hoa cà hoa cải nhưng vẫn hơi ngả xanh. Khi cho bé đi tái khám thì bác sĩ nói phân bé đẹp rồi kê thuốc về cho uống. Tuy nhiên hiện tại cháu vẫn đi xì xoẹt ạ, thậm chí thỉnh thoảng phân có lẫn một ít màu nâu đỏ. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám nữa không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  776 lượt xem

Trẻ lại bị nhiễm liên cầu khuẩn, có đáng lo ngại không?

Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1009 lượt xem

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1133 lượt xem

Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1061 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 795 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 808 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 769 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 904 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 1066 Lượt xem
Tin liên quan
Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?
Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?

Nhiễm trùng tai là bệnh được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở trẻ em tại Mỹ (sau cảm lạnh). Một nghiên cứu lớn cho thấy 23% trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi tròn 1 tuổi và hơn 1 nửa bị ít nhất một lần khi được 3 tuổi.

Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Nghe thật ngạc nhiên phải không? Cùng suckhoe123 tìm hiểu nhé

Có nên cho trẻ sơ sinh ăn trứng không?
Có nên cho trẻ sơ sinh ăn trứng không?

Trước đây, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo nên chờ đến khi trẻ được 1 tuổi mới bắt đầu cho trẻ ăn trứng do lo ngại nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên, theo các khuyến nghị hiện tại thì có thể bắt đầu cho trẻ ăn trứng sớm hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây