1

Nguyên tắc phòng và điều trị bệnh lao - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Vi khuẩn Lao  (Mycobacterium tuberculosis)

Đặc điểm sinh học

  • Vi khuẩn lao là trực khuẩn thanh mảnh, hơi cong (nên còn được gọi là trực khuẩn lao).
  • Kích thước khoảng 0,4 x 3-5 mm.
  • Chúng không có vỏ, không có lông và không có nha bào.
  • Trong bệnh phẩm trực khuẩn lao đứng thành đám nhỏ, xếp như hình chữ N, V, Y hoặc đứng riêng lẻ.
  • Nhuộm Ziehl- Neelsen vi khuẩn lao bắt màu đỏ. Vi khuẩn lao không nhuộm được bằng phương pháp thông thường.

Nuôi cấy

  • Vi khuẩn lao thuộc loại vi khuẩn ưa khí, nhiệt độ thích hợp là 37oC. 
  • Vi khuẩn lao không nuôi được ở môi trường thông thường, phải nuôi ở môi trường đặc biệt giàu chất dinh dưỡng.
  • Vi khuẩn lao mọc rất chậm, thời gian phân chia khoảng 18 giờ một lần. Trên môi trường Lowenstein- Jensen (gồm chủ yếu khoai tây, lòng đỏ trứng gà, asparagin, glycerin 0,75%), sau 4-6 tuần vi khuẩn lao mới hình thành khuẩn lạc điển hình.
  • Khuẩn lạc dạng R, sần sùi như hình hoa lơ. Trên môi trường lỏng (canh thang Sauton, Middlebbrook 7H9, 7H12) vi khuẩn lao mọc thành váng, đám hoặc lắng cặn.

Khả năng gây bệnh

  • Trực khuẩn lao không có ngoại độc tố và nội độc tố. Độc lực của trực khuẩn lao chủ yếu liên quan đến thành phần lipid ở vách tế bào. Vi khuẩn lao có thể sống sót trong đại thực bào sau khi bị thực bào. Vi khuẩn lao phát triển trong đại thực bào, phá vỡ tế bào và xâm nhập đại thực bào khác.
  • Bệnh lao lây chủ yếu qua đường hô hấp. Người bị nhiễm lao do hít phải những giọt đờm (đường kính 1 – 5 μm) có chứa vi khuẩn lao từ bệnh nhân lao ho, hắt hơi vào không khí. Đôi khi, đường lây khác có thể là đường tiêu hóa khi  uống sữa bò bị bệnh do M. bovis.
  • Bệnh lao là một loại bệnh nhiễm trùng bên trong tế bào và tiến triển mạn tính. Đáp ứng miễn dịch bảo vệ và hiện tượng quá mẫn bệnh lý cùng tồn tại gây ra tổn thương do chính đáp ứng của cơ thể.

Chẩn đoán xét nghiệm

Các phương pháp chẩn đoán

Nhuộm Ziehl – Neelsen: Là cách chẩn đoán nhanh duy nhất trước đây nhưng số lượng vi khuẩn trong đờm phải ≥104 AFB/ml mới phát hiện được và không thể phân biệt M. tuberculosis và các Mycobacteriumkhác.

Nuôi cấy: Nuôi cấy trên môi trường đặc (Lowenstein–Jensen) dương tính M. tuberculosis là tiêu chẩn vàng trong chẩn đoán lao. Tuy nhiên, phương pháp này có khó khăn là vi khuẩn lao mọc rất chậm (trên môi trường Lowenstein–Jensen  mất 4–6 tuần, làm kháng sinh đồ lao mất thêm 4-6 tuần nữa).

Các phương pháp miễn dịch

  • Phản ứng Tuberculin (Mantoux)
  • Kháng thể kháng lao (TB Rapid Test )

Nguyên tắc phòng và điều trị

Phòng bệnh

Phòng không đặc hiệu

  • Vệ sinh môi trường, nhà cửa thông thoáng, thông khí đầy đủ là biện pháp quan trọng nhất để phòng lây nhiễm lao. Ở bệnh viện, dùng tia cực tím để khử trùng không khí, sử dụng không khí lọc, dùng mạng che mũi miệng. Bệnh nhân lao có phòng cách ly riêng và phòng có thông khí tốt.
  • Phát hiện bệnh nhân ho khạc ra vi khuẩn qua đờm soi trực tiếp và điều trị là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả, sự lây nhiễm sẽ giảm đi nhiều sau 2 – 3 tuần điều trị.
  • Cần phải tăng cường phát hiện lao ở người HIV.

Phòng đặc hiệu

  • Vaccine BCG (Bacillus Calmette Guerin) là vaccine sống, tiêm trẻ <1 tháng tuổi, 0,05mg (0,1ml) vị trí: trong da trên cơ delta cánh tay T.
  • Hiện nay, thế giới đang nghiên cứu thế hệ vaccine phòng lao mới: vaccine tái tổ hợp, vaccine peptide tổng hợp, vaccine DNA, nghiên cứu gen độc lực của vi khuẩn lao để sản xuất vaccine.

2. Điều trị

Lao là một bệnh có thể chữa khỏi nếu điều trị thuốc kháng sinh thích hợp, đúng phác đồ.

Nguyên tắc điều trị lao:

  • Phải phối hợp thuốc, đúng liều công hiệu và đúng thời gian để tránh vi khuẩn lao đột biến kháng thuốc.
  • Cần phối hợp các loại thuốc kháng sinh chống lao có tác dụng, đủ liều lượng, thời gian đầu 4 loại thuốc, thời gian tiếp theo 2 – 3 loại. Thời gian điều trị kéo dài (8 – 9 tháng) vì vi khuẩn lao phát triển chậm.
  • Các kháng sinh chống lao thường dùng là rimifon,rifampycin, pyrazinamid, streptomycin, ethambutol.
  • Điều trị thành công phụ thuộc vào sự phối hợp giữa thầy thuốc, nhân viên y tế và bệnh nhân. Phải giám sát điều trị, đặc biệt trong 2 tháng điều trị đầu tiên, theo chiến lược DOTS (Directly Observed Treatment Short-course: điều trị hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp).

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây