1

Ngộ độc phấn rôm ở trẻ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Triệu chứng lâm sàng

  • Ngộ độc do hít PR xảy ra do sử dụng thường xuyên không đúng cách hoặc do trẻ lấy chơi nghịch và hít phải.
  • Ngộ độc cấp do hít phải PR gây ho, khó thở, thở nhanh, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và phù phổi.
  • Biểu hiện lâm sàng thường nặng theo thời gian, diễn tiến suy hô hấp xuất hiện sau nhiều giờ.
  • Toan hô hấp, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản có thể xảy ra diễn tiến ngưng hô hấp, ngưng tuần hoàn.
  • Hít phải PR bôi da lâu ngày gây “bệnh bụi phổi” do thành phần bột talc, silica và amiang tích đọng trong phổi, xơ hóa mô kẽ và tạo các u hạt.
  • Biểu hiện đặc trưng là ho nhiều, khó thở, thở có tiếng rít, tức ngực. Mức độ trầm trọng của xơ phổi tương quan với thời gian tiếp xúc và độ tập trung bụi phấn. 

Chẩn đoán

  • Trên những trẻ có triệu chứng ngộ độc phải kiểm tra xét nghiệm máu, chất điện giải và chụp phim X - quang ngực.
  • Theo dõi khí máu thường xuyên ở bệnh nhân suy hô hấp nặng.
  • Thường phát hiện có tổn thương đối xứng tại và quanh rốn phổi trên phim X - quang.
  • Các xét nghiệm khác như nội soi giúp nhận diện sự hiện diện của các hạt bụi phấn.
  • Lưu ý chẩn đoán phân biệt với rất nhiều những nguyên nhân khác gây rối loạn hô hấp, viêm phổi hít.

Xử trí

  • Đối với trường hợp hít phải lượng lớn mà không biểu hiện triệu chứng thì cũng phải bắt đầu điều trị ngay để ngăn chặn biến chứng. Thông đường thở và cho thở oxy 100%. Theo dõi và đảm bảo ổn định các dấu hiệu sinh tồn.
  • Các biện pháp loại thải độc chất thông thường không có tác dụng đối với ngộ độc do hít phải PR. Bệnh không có thuốc giải độc đặc hiệu, chỉ có thể chữa trị triệu chứng.
  • Thuốc Nacetylcysteine có thể giúp cải thiện tình trạng hô hấp. Hút đàm nhớt, dùng corticoids có thể giúp ngăn chặn tiết đàm và nhiễm trùng hô hấp. Thuốc giãn phế quản không có tác dụng trong trường hợp này. Dùng thêm kháng sinh khi nghi ngờ bội nhiễm vi trùng.
  • Có thể xem xét biện pháp rửa phổi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ phấn hít vào. Tác dụng tuy hạn chế nhưng giúp loại bỏ đàm tiết ra quá nhiều làm vô hiệu liệu pháp N - acetylcysteine.

Sử dụng PR đúng cách

  • Sử dụng thường xuyên không đúng cách và bảo quản không thích hợp là những nguy cơ ngộ độc cho trẻ, do vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý để hạn chế thấp nhất những nguy hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em.
  • Chọn loại sản phẩm an toàn, không chứa chất gây hại, còn hạn sử dụng.
  • Sử dụng đúng cách: đổ phấn ra tay, sau đó thoa nhẹ nhàng lên da trẻ, không thoa lên mặt, mắt, tránh vùng âm hộ - âm đạo của trẻ gái.
  • Không thoa lên vùng da bị hăm, bị tổn thương.
  • Tránh bôi PR cho trẻ ở nơi có gió.
  • Không cho trẻ cầm chơi với lọ PR.
  • Cất giữ trong tủ kệ cao, để trẻ không thể thấy hay với lấy chơi nghịch được.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ 2 tháng 18 ngày đi ngoài phân sủi bọt là sao?

Em sinh bé nặng 2,9kg. Hiện giờ bé đã được 2 tháng 18 ngày và nặng 4,6kg ạ. Từ lúc sinh ra tới giờ em cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Hơn 1 tháng nay, bé nhà em đi ngoài ngày 3-4 lần nhưng phân có hiện tượng sủi bọt ạ. Phân bé có bọt như vậy là bị làm sao ạ? Sắp tới vì em phải đi làm nên muốn có bé bổ sung thêm sữa ngoài thì hiện tượng phân như vậy có ảnh hưởng gì không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  482 lượt xem

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  889 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1106 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  860 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  790 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 606 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12094 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 631 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 648 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 652 Lượt xem
Tin liên quan
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sốc phản vệ xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn, phản ứng với một chất vô hại như thể nó là một mối đe dọa nghiêm trọng. Điều này kích hoạt cơ thể giải phóng histamin và các hóa chất khác, gây ra một số triệu chứng - một số trong đó có thể đe dọa tính mạng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây