Nên nấu cháo gì cho người ốm?
1. Vì sao người ốm nên ăn cháo?
Đối với những người đang ốm hoặc vừa mới ốm dậy, cơ thể chắc chắn vẫn còn khá yếu, đặc biệt là các chức năng của hệ tiêu hóa cũng chưa hồi phục hoàn toàn. Chính vì vậy, các món ăn được chế biến cho người bệnh nên đảm bảo 2 tiêu chí là dễ tiêu và giàu dinh dưỡng nhằm cung cấp năng lượng cũng như nguyên liệu cho quá trình tái tạo, phục hồi cơ thể.
Xét theo 2 tiêu chí trên, cháo chính là món ăn phù hợp nhất, thỏa mãn đầy đủ đầy đủ các yếu tố cần thiết đối với quá trình phục hồi sức khỏe của người mới ốm. Tùy theo khẩu vị và sở thích của người bệnh, bạn có thể lựa chọn các món cháo khác nhau như: Cháo hành, cháo thịt gà, cháo cá hồi, cháo tía tô, cháo cá,...
2. Nên nấu cháo gì cho người ốm?
2.1. Nấu cháo hành cho người ốm
Khi lựa chọn cháo hành làm thực đơn giải cảm cho người ốm, bạn có thể kết hợp cùng thịt lợn và trứng gà nhằm mục đích bổ sung thêm dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể tùy theo sở thích mà lựa chọn nấu cháo bằng gạo nếp hoặc gạo tẻ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 80g;
- Gạo nếp: 50g;
- Thịt lợn: 250g;
- Trứng gà: 1 quả;
- Hành khô: 2 củ;
- Hành lá: 2 – 3 nhánh;
- Rau mùi: 50g;
- Gia vị: muối, nước mắm, hạt tiêu,...
Cách nấu cháo hành:
- Bước đầu tiên, bạn đem gạo tẻ hoặc gạo nếp đã chuẩn bị đi vo sơ, rồi bắc bếp nấu cháo và đun với lửa nhỏ. Để cháo nhanh nhuyễn hơn, bạn có thể châm thêm nước lạnh;
- Làm sạch thật kỹ thịt heo, tiếp đó băm nhuyễn và ướp thịt heo với các loại gia vị trong khoảng 15 – 20 phút;
- Cho một ít dầu vào chảo, đem hành phi thơm, đồng thời đổ thịt băm đã ướp gia vị xào chín cùng;
- Đem thịt băm xào hành thả vào nồi cháo và đảo quyện. Khi cháo đã chín, đập sẵn trứng vào tô rồi múc cháo đang sôi đổ vào khuấy đều cho chín trứng.
- Lúc này, bạn chỉ cần rắc thêm chút hành lá và rau mùi (nếu thích) là có thể thưởng thức ngay món cháo hành nóng hổi.
2.2. Nấu cháo gà cho người ốm
Bên cạnh cháo hành, cháo gà cũng là một trong những món cháo rất phổ biến được nhiều người lựa chọn chế biến cho người ốm. Để tiết kiệm thời gian nấu cháo, bạn nên chọn gà tươi ngon và chế biến sẵn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo: 200g;
- Gà: 1 con;
- Hành khô: 2 củ;
- Hành tây: 1 củ;
- Hành lá: 2 – 3 nhánh;
- Gừng: 1 nhánh to;
- Cà rốt: 1/2 củ;
- Gia vị: mắm, muối, hạt tiêu...
Cách nấu cháo gà:
- Rửa sạch gà, xát muối nhằm khử bớt mùi tanh;
- Vo sơ gạo rồi ngâm nước khoảng 2 – 3 tiếng sẽ tiết kiệm được thời gian nấu cháo;
- Để món cháo thịt gà được ngon hơn, bạn hãy cho gạo vào chảo để rang, đến khi gạo vàng thơm thì có thể tắt bếp;
- Thêm nước, gạo và gà đã rửa sạch vào nồi, đun lửa vừa tầm 1 tiếng. Để tránh bị trào khi sôi, bạn nên mở hé nắp nồi;
- Trong thời gian đợi cháo nhừ, bạn hãy bắt tay sơ chế các nguyên liệu khác: cắt khúc hành lá, thái hạt lựu hành tây và cà rốt, phi thơm hành khô, đập dập gừng;
- Bạn kiểm tra thấy gạo đã nở và gà đã chín mềm thì bước tiếp theo là cho các nguyên liệu bạn vừa sơ chế vào rồi nêm gia vị nấu thêm chừng 15 – 20 phút;
- Múc cháo ra tô và rắc hành phi cùng hành lá để món cháo trông hấp dẫn hơn, lúc này bạn đã có một tô cháo thịt gà giải cảm thơm ngon.
2.3. Nấu cháo tía tô cho người ốm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo: 200g;
- Lá tía tô: 100g;
- Thịt bò: 100g;
- Trứng gà: 1 lòng đỏ;
- Hành lá: 100g;
- Gia vị: mắm, muối, hạt tiêu...;
Cách nấu cháo tía tô:
- Vo sơ gạo rồi ngâm cho gạo mềm;
- Tùy theo sở thích ăn cháo loãng hay đặc, bạn căn để đổ lượng nước vừa đủ vào nồi, cho gạo vào nấu với lửa vừa;
- Trong lúc đợi cháo nở bung thành báo, bạn sơ chế các nguyên liệu khác: băm nhuyễn thịt bò, thái sợi lá tía tô, xắt nhỏ hành lá.
- Khi gạo đã nở bung ra thành cháo, bạn cho thịt bò đã băm nhuyễn vào rồi đảo đều cho tơi;
- Nêm nếm gia vị vào cháo vừa ăn, khuấy đều và tắt bếp;
- Để làm chín trứng đã đập sẵn vào tô, bạn múc cháo đổ vào lúc cháo còn đang sôi. Sau đó rắc thêm tía tô, hành lá lên trên cho đẹp mắt. Hãy trộn lên và ăn ngay khi còn nóng để đảm bảo công dụng cũng như hương vị nhé!
2.4. Cháo tôm rau ngót
Cháo tôm rau ngót là một món ngon có vị thanh ngọt rất dễ ăn, phù hợp với những người bệnh nhạt miệng, không có cảm giác ngon miệng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo: 1⁄2 chén;
- Tôm bóc vỏ: 100g;
- Rau ngót: 1 mớ;
- Gia vị: mắm, muối, tiêu,...
Cách nấu cháo tôm rau ngót:
- Bước đầu tiên, bạn đem gạo vo sạch rồi đem ninh kỹ thành cháo.
- Rửa sạch tốt rồi bóc vỏ, loại bỏ chỉ đen và băm nhỏ thịt tôm rồi đem ướp gia vị. Đối với rau ngót, chỉ cần rửa sạch rồi thái nhỏ;
- Trong thời gian đợi cháo chín, đem hành khô phi thơm sau đó trút tôm đã ướp gia vị vào đảo đều, bạn thấy khi nào thịt tôm săn lại và chuyển sang màu hồng thì tắt bếp;
- Đem tôm phi cùng rau ngót trút vào nồi cháo đang đun, ninh vừa lửa đến khi thấy gạo nở bung thành cháo, thịt tôm chín mềm;
- Bước cuối cùng, nêm nếm lại gia vị cho thật vừa với khẩu vị của người bệnh và múc ra bát để thưởng thức.
3. Một vài điều chú ý khi nấu cháo cho người ốm
Khi nấu cháo cho người ốm thì bạn nên chú ý những điều dưới đây:
- Để cháo có thể nhanh nhừ hơn, trước khi ninh bạn có thể rang sẵn gạo rồi cho gạo rang vàng vào nồi áp suất, bình ủ hoặc nồi ủ cháo để qua đêm.
- Người bệnh nên ăn cháo khi còn nóng nhằm đảo bảo hiệu quả giải cảm cũng như mùi vị của cháo.
- Khi nấu cháo cho người ốm, bạn nên thêm các loại gia vị như như hành, gừng, ngò,...
Hy vọng với những công thức chia sẻ trên, bạn đã biết nên lựa chọn nấu cháo gì cho người ốm. Tất cả đều là những công thức rất đơn giản, nhanh gọn và đảm bảo dinh dưỡng, giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.
- Có thể ăn trứng không, nếu bạn bị tiểu đường?
- Ăn nhiều trứng gà có tốt không?
- Ăn thịt đỏ có hại cho sức khỏe của bạn không?
Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.
Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.
Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?
Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người ưa chuộng nước ép cà rốt và coi đây là thành phần không thể thiếu trong chế độ giảm cân của mình. Loại nước ép này thường chứa nhiều chất chống oxy hóa và có lượng calo thấp trong mỗi khẩu phần. Vậy nước ép cà rốt có giảm cân không?
cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ
dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ
- 0 trả lời
- 662 lượt xem
Đa số các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D đều có nguồn gốc từ động vật. Nhưng vẫn có một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và giảm nguy cơ biến chứng.
Những người bị bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) sẽ cần bổ sung nhiều vitamin D hơn so với những người không bị bệnh này.
Có nhiều cách được cho là có thể giúp làm giảm triệu chứng và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng khi mắc bệnh này, một trong số đó là bổ sung vitamin C.
Ngoài thói quen sinh hoạt điều độ, một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.