Một số nguyên nhân gây đau bụng ở người cao tuổi cần lưu ý - Bệnh viện 108
Bệnh viện 108
16:56 +07 Chủ nhật, 09/05/2021
Đau bụng
- Là triệu chứng biểu hiện của một loạt bệnh lý ở bệnh nhân cao tuổi
- Triệu chứng có thể biểu hiện rất khác biệt so với các bệnh nhân trẻ hơn.
- Bệnh nhân cao tuổi có xu hướng đi thăm khám muộn hơn so với người trẻ, các triệu chứng của họ thường mơ hồ và các kết quả kiểm tra thường không rõ ràng.
- Cảm giác ở người bệnh cao tuổi thường giảm sút, khiến bệnh tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm trước khi xuất hiện triệu chứng.
Bệnh lý
Bệnh lý đường mật
- Bệnh lý đường mật bao gồm sỏi đường mật có triệu chứng, sỏi ống mật chủ, viêm túi mật do sỏi hoặc không do sỏi, và viêm đường mật ngược dòng.
- Bệnh lý đường mật là chẩn đoán thường gặp nhất ở bệnh nhân cao tuổi đến khám vì đau bụng. Khoảng 30-50% bệnh nhân trên 65 có sỏi túi mật.
- Các biến chứng của bệnh lý đường mật bao gồm thủng túi mật, viêm tràn khí túi mật, viêm đường mật ngược dòng, và liệt ruột do sỏi mật, chiếm khoảng 2% các trường hợp tắc ruột non ở người cao tuổi.
Viêm ruột thừa
- Viêm ruột thừa là một nguyên nhân đau bụng ít gặp ở bệnh nhân cao tuổi so với những bệnh nhân trẻ
- Việc chẩn đoán có thể khó thực hiện, do trên 50% số bệnh nhân trong nhóm tuổi này không có sốt hoặc tăng bạch cầu.
- Chỉ có 20% bệnh nhân cao tuổi đến khám với biếng ăn, sốt, đau một phần tư bụng dưới phải, và tăng bạch cầu. Chẩn đoán ban đầu thường không chính xác ở 40-50% bệnh nhân ở độ tuổi này.
- Tất cả các yếu tố trên góp phần làm chậm chẩn đoán và dẫn đến tỷ lệ biến chứng cao.
Viêm túi thừa đại tràng
- Sự hình thành túi thừa ở đại tràng phần lớn là hậu quả của chế độ ăn uống và tuổi tác, bệnh tương đối hiếm gặp ở những người dưới 40 tuổi.
- Viêm túi thừa xảy ra khi túi thừa bị phân làm cho tắc nghẽn, dẫn đến tắc nghẽn mạch bạch huyết, viêm, và thủng túi thừa.
- Viêm túi thừa bên phải thường khó chẩn đoán hơn và cũng thường lành tính hơn.
- Bệnh nhân viêm túi thừa cao tuổi thường không sốt, và chưa đến một nửa số bệnh nhân có bạch cầu tăng.
Nhồi máu mạc treo
- Cần chú ý đến nhồi máu mạc treo trong chẩn đoán phân biệt, dù nó chỉ chiếm khoảng 1% các trường hợp đau bụng ở người cao tuổi.
- Bệnh nhân đến khám với đau bụng dữ dội nhưng bụng lại mềm, không phản ứng khi thăm khám.
- Các nguy cơ gây thiếu máu mạc treo bao gồm rung nhĩ, xơ vữa động mạch và phân xuất tống máu thấp.
- Đôi khi bệnh nhân có thể bị đau bụng tái diễn sau bữa ăn, còn được gọi là cơn đau thắt ruột.
Tắc Ruột
- Tắc nghẽn được phân loại thành tắc nghẽn ruột non hoặc tắc nghẽn đại tràng, mặc dù khó có thể phân biệt được chúng trên lâm sàng.
- Xoắn manh tràng tương đối hiếm và thường thể hiện trên lâm sàng như tắc nghẽn ruột non.
- Xoắn đại tràng sigma phổ biến hơn nhiều và thường được xác định bằng chụp X quang bụng đứng không chuẩn bị.
- Dãn đại tràng hơn 9 cm có thể báo hiệu sắp xảy ra thủng.
- Các yếu tố nguy cơ gây xoắn đại tràng sigmoid là tình trạng ít vận động và dùng thuốc xổ thường xuyên, cả hai yếu tố này lại thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi.
Phình động mạch chủ bụng
- Phình động mạch chủ bụng (PDMCB) hầu như chỉ gặp ở người cao tuổi. Khoảng 5% đàn ông trên 65 tuổi có PDMCB.
- Nếu chẩn đoán vỡ PDMCB được thiết lập trên một bệnh nhân có huyết động ổn thì tỷ lệ tử vong khoảng 25%. N
- Nên có sự hoài nghi cao, vì nhiều bệnh nhân đến với hình ảnh lâm sàng gợi ý cho cơn đau quặn thận hoặc đau cơ xương vùng lưng. Khoảng 30% bệnh nhân vỡ PDMCB đã bị chẩn đoán sai lúc ban đầu.
Loét Tiêu Hoá
- Loét dạ dày tá tràng nên được đặc biệt đề cập đến, vì tỷ lệ mắc ở các bệnh nhân cao tuổi ngày càng tăng.
- Chẩn đoán loét tiêu hoá ở bệnh nhân cao tuổi có thể khó khăn. Khoảng 35% bệnh nhân cao tuổi loét tiêu hoá không có triệu chứng đau.
- Các biến chứng bao gồm xuất huyết và thủng.
- Bệnh nhân cao tuổi đôi khi không đau khi thủng loét, và liềm hơi trên phim X quang bụng đứng có thể không quan sát thấy ở 60% trường hợp.
Viêm dạ dày ruột
- Viêm dạ dày ruột nên được xem xét như là một chẩn đoán loại trừ ở bệnh nhân cao tuổi có nôn và tiêu chảy.
- Nôn và tiêu chảy có thể do nhiều căn nguyên gây ra. Hồi cứu về các trường hợp viêm ruột thừa bị bỏ sót cho thấy khoảng một nửa số bệnh nhân ban đầu đã được chẩn đoán nhầm là viêm dạ dày ruột.
- Ngay cả khi các bệnh lý nguy hiểm đã được loại trừ, cần chú ý rằng viêm dạ dày ruột cũng có thể gây bệnh nghiêm trọng ở bệnh nhân cao tuổi.
Nguồn: Bệnh viện 108
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
3 năm trước
826 Lượt xem
02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
3 năm trước
861 Lượt xem
02:08
CẤP CỨU THÀNH CÔNG CHO BỆNH NHÂN INDONESIA BỊ THOÁT VỊ RỐN NGHẸT
3 năm trước
951 Lượt xem
00:05
NGHI NGỜ ĐAU DẠ DÀY, ĐI NỘI SOI PHÁT HIỆN TĂM DÀI 3CM TRONG Ổ BỤNG
Bệnh nhân Thái Hoài Hương (19 tuổi, Hà Nội) đã có 1 tuần mất ngủ bởi những cơn đau bụng xuất hiện vào ban đêm. Nghĩ bị đau dạ dày, Hương tự...
3 năm trước
726 Lượt xem
02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
3 năm trước
748 Lượt xem
01:50
Kết quả NỘI SOI DẠ DÀY của CỤ BÀ 83 TUỔI bị RÁT NGỰC, Ợ HƠI
Ý thức tuổi tác đã cao, đặc biệt không sống cùng con cái nên ngay khi nhận thấy các triệu chứng rát ngực và ợ hơi, cụ Trần Thị Thùy đã chủ...
3 năm trước
539 Lượt xem
Tin liên quan
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.