MÁCH BẠN MỐC THỜI GIAN KIỂM TRA ĐƯỜNG HUYẾT TRONG NGÀY
Chỉ số đường huyết (GI: glycemic index) là kết quả đánh giá nồng độ glucose trong máu, giúp hỗ trợ chẩn đoán nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là đái tháo đường.
Tuy nhiên, chỉ số đường huyết có sự thay đổi liên tục do ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý các giá trị của chỉ số GI ở người bình thường dưới đây:
- GI ở thời điểm bất kỳ < 140 mg/dL (< 7,8 mmol/l)
- GI khi đang đói < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l)
- GI sau khi ăn < 140 mg/dl (< 7,8 mmol/l)
- Đặc biệt, chỉ số xét nghiệm HbA1C < 5,7%
Dựa vào các chỉ số an toàn phía trên, chúng ta có thể chia ra các mốc thời gian kiểm tra đường huyết phù hợp nhất trong ngày. .
Mọi thông tin cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 hoặc Comment/Inbox tại đây.
================
Hệ thống Bệnh viện/Phòng khám Đa khoa MEDLATEC
• Cơ sở 1: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
• Cơ sở 2: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
• Cơ sở 3: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
• Cơ sở 4: 119 Nguyễn Tất Thành, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Tổng đài: 1900 56 56 56.
Insulin bữa ăn (mealtime insulin) là một loại insulin tác dụng nhanh. Người mắc bệnh tiểu đường có thể phải dùng insulin bữa ăn cùng với các loại insulin có tác dụng lâu hơn để kiểm soát lượng đường trong máu.
Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mãn tính xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả hoặc cả hai. Điều này đều dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn bình thường.
Tăng đường huyết đột ngột là tình trạng lượng đường trong máu tăng vọt và sau đó giảm mạnh sau khi ăn. Về ngắn hạn, tăng đường huyết đột ngột có thể gây mệt mỏi và đói. Theo thời gian, khả năng làm giảm và kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể sẽ trở nên kém hiệu quả, điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Khi mắc bệnh tiểu đường type 2, thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng. Thay đổi thói quen sống không phải điều đơn giản nhưng có thể điều chỉnh từng thói quen một. Ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến nhiễm toan ceton, đặc biệt là tiểu đường type 1. Mặc dù hiếm gặp nhưng nhiễm toan ceton cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.