1

Lượng giá chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người - bệnh viện 103

1. Đại cương.

Mục đích.

  • Phát hiện khả năng của người tàn tật và các rối loạn chức năng hiện có ở người tàn tật.
  • Phát hiện những thương tật thứ cấp do điều trị không đúng và do không có biện pháp phòng ngừa tích cực với những thương tật thứ cấp.
  • Từ những khiếm khuyết giảm chức năng xấy dựng chương trình phục hồi chức năng phù hợp cho người tàn tật.
  • Nguyên tắc khi lượng giá và thăm khám cho người tàn tật
  • Khám toàn diện, chú trọng khám những cơ quan có liên quan đến khiếm khuyết và giảm chức năng, đặc biệt phát hiện những khả năng còn lại của người tàn tật để có thể bù đắp, bổ xung những chức năng đã mất
  • Phải có sự kết hợp với gia đình người tàn tật và y tế cộng đồng
  • Có hồ sơ lượng giá và khám người tàn tật qua các lần khám định kỳ trong thời gian điều trị và phục hồi chức năng.

2, Thăm khám.

Hỏi

  • Trước hết người thầy thuốc phải tạo tâm lý tốt khi tiếp xúc với người tàn tật và gia đình người tàn tật đảm bảo có sự thông cảm, tận tình, ân cần khi hỏi bệnh.
  • Thông qua hỏi biết người tàn tật đến khám với lý do gì là chính, từ đó hướng tới lượng giá chức năng và khám cơ quan nào là trọng yếu.
  • Người tàn tật làm được gì và không làm được gì trong các hoạt động hoà nhập cộng đồng và chăm sóc bản thân.
  • Thái độ của gia đình và cộng đồng đối với người tàn tật.

Khám 12 đôi dây thần kinh sọ não

Xác định ý thức của người tàn tật:

  • Sự nhận biết về bản thân (tên tuổi, nghề nghiệp)
  • Sự nhận biết về không gian
  • Sự nhận biết về thời gian.

3. Đo tầm hoạt động của khớp.

Là phương pháp lượng giá cơ bản chức năng  hoạt động của các khớp. Các chức năng này liên quan đến “hạn chế tầm vận động khớp”

3.1. Mục đích.

  • Để lượng giá những thương tổn của cơ quan vận động
  • Tìm các rối loạn chức năng có liên quan đến hạn chế tầm vận động của các khớp như: Khả năng co cơ chủ động, cảm giác chi thể…
  • Tìm hiểu hiệu quả của phương pháp điều trị để bổ xung, thay đổi hay ngừng điều trị, đặc biệt trong hoạt động trị liệu.
  • Thiết kế máy móc và dụng cụ trợ giúp phù hợp tạo thuận lợi tối đa trong phục hồi chức năng.

3.2. Phương pháp đo.

Phương pháp đo dựa trên phương pháp đo và ghi tầm vận động của khớp do viện Hàn Lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình Mỹ đưa ra và thông qua năm 1964 đó là “ phương pháp zero”.

Theo phương pháp này: Người bệnh ở tư thế đứng thẳng, mặt nhìn thẳng, hai tay để dọc sát thân mình, hai lòng bàn tay hướng ra phía trước, các ngón tay duỗi thẳng và khép, hai gót chân sát nhau, hai bàn chân mở góc 15 – 200, ở tư thế này các khớp được coi là ở vị trí số 0o.

Dụng cụ đo là thước đo góc, gồm một cành cố định với mặt tròn chia độ từ 0o – 360o hoặc nửa mặt tròn từ 0o – 180o và một cành chuyển động theo phần cơ thể di động

Các loại vận động của khớp.

  • Vận động tự do chủ yếu trên một mặt phẳng. Đó là khớp bản lề, khi cử động chỉ theo một hướng. Các khớp điển hình của loại cử động này là khớp khuỷu, khớp gối.
  • Vận động tự do trên hai mặt phẳng, gọi là khớp bán cầu (như khớp cổ tay: gập, duỗi, nghiêng trụ, nghiêng quay. Khớp cổ chân)
  • Vận động tự do theo 3 chiều không gian gọi là khớp ổ cầu hay vận động xoay như khớp hỏng, khớp vai.
  • Vận động đặc biệt: Đó là vận động của cột sống với sự tham gia của một tập hợp các khớp đốt sống

Nguyên tắc đo tầm vận động của khớp

  • Dựa trên nguyên tắc của phương pháp Zero
  • Mọi vị trí của khớp đều được đo từ vị trí khởi đầu Zero
  • Tầm vận động của khớp được so sánh với khớp cùng tên bên đối diện, hoặc có thể so sánh với người cùng lứa tuổi cùng thể trạng.
  •  Tầm vận động bao gồm tầm vận động thụ động và tầm vận động chủ động
  • Giới hạn vận động được ghi từ vị trí khởi đầu đến cuối tầm vận động khớp.
  • Sai số cho pháp từ 3o – 5o.

4. Lượng giá sức cơ bằng tay.

Là một phương lượng giá khách quan khả năng của người bệnh điều khiển một cơ hay một nhóm cơ hoạt động.

4.1. Mục đích.

  • Làm cơ sở cho việc tái rèn luyện cơ và lượng giá sự tiến triển trong luyện tập cơ.
  • Chẩn đoán tình trạng cơ
  • Làm cơ sở cho chỉ định điều trị (luyện tập, nẹp hay phẫu thuật chỉnh hình).

4.2. Kỹ thuật thử cơ.

+ Tư thế bệnh nhân

  • Khi thử cơ bệnh nhân có thể ở các tư thế: Nằm ngửa, sấp, nghiêng..song ở mỗi tư thế cần khám lần lượt các cơ, sau đó chuyển sang các tư thế khác.
  • Người bệnh phải có cảm giác thoải mái và yên tâm trong quá trình thử cơ.

+ Vị trí của người thử cơ.

Người thử cơ phải ở tư thế có lợi nhất để thực hiện thao tác như tạo sự khỏng trở, cố định trợ giúp cho người bệnh hoặc sờ nắn sự co gân khi cơ co rất yếu và quan sát được bệnh nhân .

+ Kỹ thuật thử cơ: Có nhiều cách thử cơ nhưng chọn cách thử cơ kháng trọng lực qua suốt tầm hoạt động là thích hợp nhất.

Ở người bình thường, khi thực hiện co  một cơ hoặc một nhóm cơ nào đó, sẽ tạo ra cử động của chi thể, từ vị trí khởi đầu đến cuối tầm, sự vận động này thắng được trọng lực chi thể, thắng sức cản bên ngoài tương đối mạnh. Đối với người giảm sức cơ được đánh giá theo bậc thử cơ.

4.3. Bậc thử cơ.

Để thực hiện kỹ thuật thử cơ bằng tay, cần dựa vào 3 yếu tố đó là: Dấu hiệu co cơ, khả năng hoạt động hết tầm của khớp và lực đề khỏng bằng tay đối với một cơ hay một nhóm cơ. Hiện nay sử dụng 6 bậc thử cơ:

  • Bậc 0 (liệt hoàn toàn), ở bậc này cơ liệt hoàn toàn, không thấy có dấu hiệu của sự co cơ
  • Bậc 1 (rất yếu) co cơ rất yếu, chỉ có co cơ nhẹ, có thể sờ thấy nhưng không tạo ra cử động của khớp
  • Bậc 2 (yếu) co cơ thực hiện được hết tầm vận động của khớp với điều kiện loại bỏ trọng lực của chi thể.
  • Bậc 3 (khá) co cơ thực hiện hết tầm vận động của khớp và thắng được trọng lực chi thể
  • Bậc 4 (tốt) co cơ thực hiện được hết tầm vận động của khớp, thắng được trọng lực chi thể và sức cản vừa phải từ bên ngoài.
  • Bậc 5 (như người bình thường): Co cơ thực hiện được hết tầm hoạt động  của khớp, thắng được trọng lực chi thể và sức cản mạnh từ bên ngoài.

5. Một số lượng giá chức năng khác.

5.1. Lượng giá chức năng sinh hoạt.

Là trách nhiệm đánh giá khả năng sinh hoạt của người bệnh thông qua cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trên cơ sở đó hoạch định chương trình sinh hoạt cho người bệnh sau khi đó ra viện nhằm mục đích phục hồi tối đa chức năng cho người bệnh. Cách thức đánh giá chức năng sinh hoạt hằng ngày cần dựa vào các nhóm sịnh hoạt hàng ngày, bao gồm:

  •  Hoạt động tại giường: Thay đổi tư thế, giữ thăng bằng, di chuyển vị trí…
  •  Hoạt động trên xe lăn: Chuyển từ xe lăn sang các vị trí khỏc (lên giường, sang bồn vệ sinh, buồng tắm …)
  •  Hoạt động tự chăm sóc: Vệ sinh cá nhân (tắm rửa, vệ sinh răng miệng), vệ sinh bài tiết (đại tiện, tiểu tiện), mặc quần áo, ăn uống.
  •  Hoạt động di chuyển: Trong nhà, bên ngoài, lên xuống cầu thang, lên xuống dốc, qua đường…

5.2. Lượng giá tâm lý

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. 02:26
Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Khoảng 200.000 người Việt sẽ thoát khỏi nguy cơ đột quỵ mỗi năm, hơn 50% trong số đó có thể tránh "đột tử" và 90% bệnh nhân không phải sống chung...
 3 năm trước
 815 Lượt xem
ĐỘT QUỴ DƯỚI GÓC NHÌN CHUYÊN GIA LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT VÀ CHẨN ĐOÁN KỊP THỜI? ĐỘT QUỴ DƯỚI GÓC NHÌN CHUYÊN GIA LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT VÀ CHẨN ĐOÁN KỊP THỜI? 08:16
ĐỘT QUỴ DƯỚI GÓC NHÌN CHUYÊN GIA LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT VÀ CHẨN ĐOÁN KỊP THỜI?
Những ngày gần đây, đột quỵ đang trở thành một chủ đề nóng hổi được dư luận bàn tán xôn xao. Thực tế, đây là một căn bệnh không trừ một ai và có tỷ...
 3 năm trước
 657 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây