1

Lịch tiêm chủng và một số vấn đề cần lưu ý

Trẻ em là lứa tuổi rất dễ mắc bệnh và một số bệnh khi mắc trẻ sẽ bị bệnh nặng. Tiêm chủng có thể phòng ngừa được 1 số bệnh thường gặp hoặc 1 số bệnh ít gặp nhưng nặng ở trẻ em.

Đặt vấn đề

  • Trẻ em là lứa tuổi rất dễ mắc bệnh và một số bệnh khi mắc trẻ sẽ bị bệnh nặng. Tiêm chủng có thể phòng ngừa được 1 số bệnh thường gặp hoặc 1 số bệnh ít gặp nhưng nặng ở trẻ em.
  • Ý nghĩa của tiêm chủng:
  • Tiêm chủng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong bảo vệ sức khoẻ, dự phòng bệnh tật cho con người.
  • Nhờ có tiêm chủng mà nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được khống chế, thậm chí được thanh toán hoàn toàn.
  • Tiêm chủng giúp phòng bệnh cho bản thân người tiêm, cho người thân và cho cộng đồng xung quanh.
  • Chương trình tiêm chủng quốc gia Việt Nam đã giúp giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em. Một số bệnh đã được thanh toán trên toàn quốc (bại liệt, uốn ván sơ sinh).

Định nghĩa

  • Tiêm chủng là đưa một lượng vaccin vào cơ thể nhằm kích thích sự đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể đối với từng loại vi sinh vật hay kháng nguyên. Vaccin kích thích một chuỗi các phản ứng phức tạp của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Kết quả là cơ thể “nhớ” được loại kháng nguyên đó và sẵn sàng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể.
  • Vaccin là những sản phẩm được sản xuất từ những vi khuẩn đã chết (ho gà,..) hoặc từ vi khuẩn, virus sống nhưng đã giảm độc lực (bại liệt, sởi, lao,..) cũng có thể được sản xuất từ độc tố (bạch hầu, uốn ván) đã được giảm độc qua một số quy trình.

Chỉ định

  • Để phòng ngừa các bệnh theo từng đối tượng và từng lứa tuổi.

Chống chỉ định

Chống chỉ định tiêm vaccin cho một số ít trường hợp:

  • Những trường hợp có phản ứng quá mẫn với liều tiêm trước hoặc những người có tiền sử dị ứng với các thành phần của vaccin.
  • Không tiêm vaccin BCG cho trẻ bị bệnh AIDS.
  • Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như: suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…
  • Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccin.
  • Các trường hợp phải được hoãn tiêm chủng, lui lại thời gian tiêm gồm:
  • Trẻ sốt trên 37,5° C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5° C (đo nhiệt độ tại nách).
  • Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000g
  • Trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp, đợt cấp của các bệnh mãn tính.
  • Trẻ đang trong cơn co giật.
  • Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid trong vòng 14 ngày.
  • Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccin.

Lịch tiêm chủng:

  • Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, các loại bệnh tiêm chủng phổ biến hiện nay:
Loại vaccine Đường dùng Số liều Lịch tiêm Phản ứng sau tiêm
Viêm gan B Tiêm bắp 1 liều duy nhất Sau sinh Ít gặp, có thể có phản ứng tại chỗ
Lao – BCG Tiêm trong da Một liều duy nhất (0,1ml) 0 – 30 ngày tuổi Sưng nơi tiêm, nổi hạch nách
Bại liệt – OPV Uống 3 liều 2,3,4 tháng tuổi Đau đầu, tiêu chảy

 

 

Bạch hầu, ho gà, uốn ván – DPT Tiêm bắp Tối thiểu 3 liều

 

0,5ml

2,3,4 tháng tuổi nhắc lại 18 tháng, 6 tuổi Đau tại chỗ, nổi ban, sốt trong một ngày và quấy khóc do đau
Viêm gan B Tiêm bắp 3 liều0,5ml 0,2,4,tháng tuổi Ít gặp, có thể có phản ứng tại chỗ
Rotavirus Uống 2 liều (1ml) 2-4tháng Quấy khóc, rối loạn tiêu hoá
Sởi đơn Tiêm dưới da 1 liều

 

 

9-11 tháng tuổi Đau nơi tiêm, sốt 1 đến 2 ngày, có ban nhẹ
Sởi, quai bị, rubella Tiêm dưới da 1 liều

 

0,5ml

12-15tháng tuổi Sốt phát ban nhẹ
Tả Uống 2 liều cách nhau 2 tuần (1,5ml) Theo mùa hoặc chiến dịch hàng năm Cảm giác buồn nôn
Viêm não Nhật Bản Tiêm dưới da 3 liều, 2 liều đầu cách nhau 1 tuần, 1 năm sau nhắc lại liều 3 12-15 tháng Đau, sưng, đỏ, sốt nhẹ, quấy khóc
Thuỷ đậu Tiêm dưới da 1 liều 12 tháng Sưng đỏ vị trí tiêm, sốt, phát ban nhẹ (5-6 ngày sau tiêm)
Thương hàn Tiêm bắp 1 liều, 3 năm nhắc lại 1 lần Trẻ trên 5 tuổi và người lớn Khó chịu, đau toàn thân, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, sốt

6 . Theo dõi sau khi tiêm chủng:

  • Sau tiêm chủng trẻ có thể có phản ứng của trẻ thường nhẹ: trẻ có thể sốt nhẹ, bó bú, quấy khóc…
  • Trường hợp nặng sau tiêm thường hiếm gặp, nhưng cần theo dõi sát. Biểu hiện nặng sau tiêm chủng:
  • Sốt cao ≥ 39°C.
  • Co giật.
  • Chân tay lạnh, tím tái.
  • Khó thở, rút lõm lồng ngực.
  • Bứt rứt, quấy khóc nhiều, không đáp ứng thuốc giảm đau hạ sốt thông thường.
  • Lừ đừ, bỏ bú.
  • Sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm.
  • Khi có một trong số những biểu hiện trên cha mẹ cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  778 lượt xem

Yếu tố nào khiến bé nghẹt mũi mà không kèm triệu chứng khác?

Bác sĩ tôi hỏi, yếu tố nào có thể khiến bé nghẹt mũi mà không có các triệu chứng khác không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  631 lượt xem

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  753 lượt xem

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  917 lượt xem

Có được dùng chung sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon với thuốc bổ sung canxi cho trẻ 8 tháng tuổi không?

Cháu nhà em hiện giờ đã được 8 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra đến giờ cháu có tình trạng là khó ngủ. Khi ngủ cháu rất khó vào giấc và ngủ không sâu cứ trằn trọc suốt. Tổng thời gian ngủ của cháu cũng không đủ tiêu chuẩn. Em có cho cháu đi khám thì bác sĩ chẩn đoán thiếu canxi, sắt, kẽm và có kê thuốc cho uống nhưng không đỡ. Em định cho cháu uống sono bimbi hoặc soki tium để hỗ trợ cháu ngủ ngon hơn được không ạ? Và sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon này có được dùng chung với canxi được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1140 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 591 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 745 Lượt xem
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 672 Lượt xem
Tin liên quan
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng

Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.

Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng
Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng

Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.

7 giải pháp an toàn làm giảm triệu chứng cúm và cảm lạnh ở trẻ
7 giải pháp an toàn làm giảm triệu chứng cúm và cảm lạnh ở trẻ

Lạm dụng việc mua thuốc bán tự do (thuốc OTC) tự ý điều trị cảm lạnh, cảm cúm cho trẻ đôi khi có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi. Dưới đây là 7 giải pháp an toàn dễ dàng thực hiện tại nhà mà cha mẹ có thể tham khảo thực hiện làm giảm triệu chứng cúm và cảm lạnh ở trẻ.

Hội chứng Reye
Hội chứng Reye

Hội chứng Reye là gì? Sự nguy hiểm của chúng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em
Tổng quan về triệu chứng cảm lạnh ở trẻ em

Triệu chứng cảm lạnh: cảm lạnh thường bắt đầu với tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa họng, ho, đôi khi kèm sốt nhẹ và chất nhầy có màu vàng nhạt.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây