1

Lắc ru, xốc nựng con: nguy hiểm đấy - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nhiều người thường có thói quen tung hứng, nựng lắc con khi vui đùa, thậm chí còn xốc lắc mạnh, tát trẻ khi trẻ làm nũng...Tuy nhiên các bác sĩ, điều dưỡng nhi khoa khuyến cáo phụ huynh không nên có các động tác rung nựng, xốc lắc này.

Rung nôi, xốc lắc có hại cho trẻ con

Hội chứng “trẻ bị lắc” (Shaken baby syndrome, SBS) còn gọi “tổn thương não lạm dụng” (abusive head trauma, AHT) là một hội chứng bệnh lý hay gặp, nhưng thường bị bỏ sót vì không được chú ý, kể cả các bác sĩ chuyên nhi.

“Hội chứng trẻ bị lắc” thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là từ sơ sinh đến 8 tháng. Hai đặc điểm cơ thể học ở độ tuổi này là:

  • Khối cơ cổ rất yếu, chưa đủ sức giữ vững đầu và
  • Đầu đứa trẻ khá lớn và nặng so với toàn thân.

Tung hứng trẻ thái quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến thần kinh của trẻ

Những dấu hiệu báo động:

Tổn thương thần kinh và mạch máu do rung lắc thường kín đáo nên khó phát hiện ngay, có khi trẻ không có biểu hiện gì dù bị tổn thương thật sự. 

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của tổn thương, những dấu hiệu của bệnh sẽ xuất lộ khác nhau:

  • Nhẹ trẻ sẽ giảm linh hoạt, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật, không mỉm cười;
  • Nặng hơn trẻ sẽ không nhìn thấy, co giật, nôn mửa;
  • Trầm trọng trẻ sẽ ngừng thở, tím tái, hôn mê... nếu không cấp cứu kịp, trẻ có thể tử vong.

Để tránh “hội chứng trẻ bị lắc”

  • Như tên gọi, “hội chứng trẻ bị lắc” là hậu quả của việc lắc xốc đầu trẻ quá nhanh, quá mạnh và đột ngột.
  • Để ngăn ngừa hội chứng này cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như: bế thốc ngược; xốc vác trẻ gấp gáp, vội vàng; tung hứng trẻ thái quá; tát tai; đánh vào đầu, mặt trẻ.
  • Người lớn cũng cần lưu ý khi chơi đùa với trẻ, những lúc quá vui, quá giận, mất bình tĩnh dễ gây những động tác xốc lắc mạnh tay, có thể tạo ra hội chứng bị lắc gây hại thần kinh của trẻ.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1107 lượt xem

Bé hơn 6 tháng thường thở ra và thở dài khi ngủ có nguy hiểm không?

Em sinh bé đến nay đã được hơn 6 tháng. Nhưng từ lúc sinh ra đến giờ em thấy bé ngủ thường thở hơi ra và rất hay thở dài. Bé như vậy là bị làm sao và có nguy hiểm gì không, thưa bác sĩ?  

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  476 lượt xem

Trẻ 5 tháng 20 ngày xuất hiện chấm hồng hồng cam cam trong bỉm nước tiểu có nguy hiểm gì không?

Hiện tại bé trai nhà em đang được 5 tháng 20 ngày và nặng 8,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Cách đây 1 tuần em thấy trong bỉm của bé xuất hiện những chấm nước tiểu màu hơi hồng hồng cam cam, không đỏ đậm như máu. Còn lại nước tiểu bình thường thì vẫn màu vàng nhạt. Em có kiểm tra đầu chim của bé nhưng không hề thấy xây xát gì, cũng không có máu. Từ 1 tháng tuổi đến nay ngày nào bé cũng uống bổ sung 1 giọt Aquadetrim vitamin D3. Em có ngưng cho bé uống thì không thấy chấm hồng cam nữa. Hàng ngày bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường. Bé nhà em bị như vậy có nguy hiểm không? Em có nên tiếp tục cho bé uống Vitamin D3 nữa không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2670 lượt xem

Bé 3,5 tháng có u hạch ở vai trái có nguy hiểm không?

Bé nhà em sinh ở bệnh viện Từ Dũ. Nay bé đã được 3,5 tháng rồi ạ. Hôm trước tự nhiên em thấy phần lõm ở khớp vai trái bé có nốt mẩn đỏ.. Khi em sờ vào thì thấy chìm trong đó có 1 khối u, to bằng đầu ngón tay, giống như hạch ấy ạ. Khi ấn vào thì bé không phản ứng gì. Mọi vận động ở tay trái và bên trái vẫn bình thường. Chỉ có bú thì bé không chịu bú bên trái, còn lại ngủ hay lật thì bé vẫn lật sang 2 bên. Em có nên cho bé đi khám không và u hạch như vậy có nguy hiểm không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  534 lượt xem

Trẻ 2,5 tháng sau khi ngắt sốt thì tiểu ít có nguy hiểm gì không?

Hiện bé nhà em đang được 2, 5 tháng tuổi. Em cho bé đi tiêm chích ngừa 6in1 về thì bé bị sốt 38,5. Sau đó em cho bé uống hạ sốt Hapacol 80. Tuy nhiên, khi uống xong bé có hạ sốt nhưng đến chiều lại sốt tầm 37,8 độ. Thế là từ 2 giờ chiều hôm đó đến 6h tối hôm sau, bé cứ sốt liên tục nên em cho uống tổng cộng 5 gói hạ sốt. Uống như thế có bị quá liều không ạ? Hiện giờ bé đã hết sốt nhưng bú ít, đi tiểu ít, có đêm không đi tiểu lần nào. Hàng ngày bé bú sữa mẹ và có bổ sung 1 cữ sữa công thức 60ml ạ. Bé tiểu ít như thế có nguy hiểm không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  809 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 607 Lượt xem
Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà 00:56
Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà
Bé gái 8 tuổi bị răng sữa rơi vào phổi, chiếc răng cắm sâu vào thành phế quản khi tự nhổ răng tại nhà!!Video cảnh giác này, TS BS Trịnh Hồng...
 3 năm trước
 555 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12095 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 632 Lượt xem
Tin liên quan
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây