1

Khám tiểu đường thai kỳ ở đâu tốt? - Bệnh viện Nội Tiết Trung ương

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh gì? Và do nguyên nhân nào gây ra?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai. Cụ thể là do hormone nhau thai sản xuất để giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, chính các hormone này lại ngăn chặn insulin thực hiện nhiệm vụ của nó.

Cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn insulin khiến cho lượng đường trong máu không chuyển hóa được thành năng lượng tế bào, tồn đọng ở đó trở nên dư thừa. Bệnh này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường thai kỳ

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu mắc đái tháo đường có thể khiến người mẹ bị tăng cân quá mức gây béo phì, khó lấy lại vóc dáng sau sinh. Ngoài ra còn có nguy cơ:

  • Bị đa ối khiến làm tử cung to nhanh có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ;
  • Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non;
  • Tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật gấp 4 lần;
  • Dễ xảy ra nhiễm trùng và thường nặng nề hơn, nhất là viêm thận, bể thận;
  • Cuộc chuyển dạ kéo dài, sinh khó, tăng nguy cơ sang chấn và băng huyết sau sinh;
  • Tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn và những nguy cơ do phẫu thuật cũng tăng;
  • Rối loạn lượng đường trong máu nặng có thể đưa đến hôn mê…

Riêng với thai nhi của những người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ cũng dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm:

  • Tăng tỉ lệ dị tật thai nếu mẹ bị đái tháo đường từ trước khi có thai mà không được điều trị đúng cách.
  • Thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (hoặc quá to, hoặc quá nhỏ). Trong trường hợp thai to sẽ khiến mẹ sinh khó, có thể gặp sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay… Mẹ cũng dễ phải lựa chọn phương pháp sinh mổ vì con quá to.
  • Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2 – 5 lần. Thai nhi có thể bị chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao.

Đối với trẻ sơ sinh, được sinh ra bởi người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể sẽ có những biến chứng sau:

  • Trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp do phổi chậm trưởng thành khi có tình trạng tăng đề kháng với Insulin;
  • Trẻ sơ sinh dễ bị hạ đường huyết, hạ can xi, vàng da nặng và có thể hôn mê;
  • Khi lớn lên trẻ dễ bị béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp…

Thời điểm “vàng” làm xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ

  • Nếu trước khi mang thai bạn chưa từng được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì thời điểm lý tưởng để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là vào tuần thai thứ 24 đến 28.
  • Nếu bạn đã có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ trước đó hoặc các thai phụ béo phì, thừa cân thì bác sỹ khuyên nên xét nghiệm sớm để theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh.
  • Để tránh được những hậu quả nguy hiểm mà tiểu đường thai kỳ gây ra, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là điều hết sức cần thiết để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé trong thời kỳ mang thai.
  • Thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ lần đầu ở giai đoạn tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với phụ nữ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.
  • Phụ nữ có thai kỳ sau sinh từ 4 đến 12 tuần, cần xét nghiệm để chẩn đoán đái tháo đường thật sự bền vững. Các bác sỹ sẽ dùng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và các tiêu chuẩn chẩn đoán không mang thai phù hợp trên lâm sàng.
  • Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm để phát hiện sự phát triển đái tháo đường hay tiền đái tháo đường ít nhất 3 năm một lần. Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, sau đó được phát hiện có tiền đái tháo đường cần được điều trị và có lối sống tích cực để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Mẹ bầu cần làm gì để hạn chế nguy cơ đái tháo đường thai kỳ?

  • Để phòng tránh bệnh đái tháo đường (đái tháo đường) thai kỳ hiệu quả, mẹ bầu cần thay đổi lối sống luôn tích cực, tập thể dục và vận động thường xuyên.
  • Đặc biệt, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất quan trọng để hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Mẹ bầu nên bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm béo, tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, protein nạc...trong thực đơn ăn uống.

Khám và làm xét nghiệm đái tháo đường (đái tháo đường) thai kỳ ở đâu tốt nhất?

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều Bệnh viện và cơ sở y tế thực hiện khám và làm xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên để được các bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và đưa ra những lời khuyên và phác đồ điều trị kịp thời, chính xác, nhanh chóng thì bạn nên tham khảo dịch vụ khám, xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ của Bệnh Viện Nội tiết Trung ương. 

Là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phát hiện, điều trị và tư vấn bệnh đái tháo đường, trong đó có đái tháo đường thai kỳ, với 2 cơ sở khám và điều trị tại Hà Nội cùng hệ thống labo xét nghiệm hiện sẽ cho kết quả chính xác cùng sự tư vấn từ các chuyên gia giỏi phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể.

Nhằm đáp ứng được nhu cầu của của người bệnh, Hiện nay Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã triển khai dịch vụ khám cuối tuần vào thứ 7 và chủ nhật, thời gian khám từ 7 giờ 30 đến 12 giờ.  

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Nội Tiết TW

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo! Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo! 01:38
Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo!
Mẹ luôn yên tâm, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm luôn đồng hành cùng gia đình trên hành trình đón bé yêu chào...
 3 năm trước
 1072 Lượt xem
Tin liên quan
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.

Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ
Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.

Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài
Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài

Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây