1

Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đường thở

Trẻ bị hóc dị vật đường thở là một tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra đặc biệt là khi trẻ đang ăn uống một thứ gì đó. Trẻ bị hóc dị vật đường thở nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng, thậm chí có thể tử vong. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần biết được các cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật để đảm bảo an toàn cho con trẻ.

Trẻ bị hóc dị vật đường thở có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày bởi các nguyên nhân như: Thói quen đưa đồ vật cầm ở tay vào mồm của trẻ, dị vật rơi trúng đường thở khi trẻ hít mạnh hoặc đang cười, khóc... DỊ vật rơi vào đường thở do liệt họng hoặc đơn giản là thức ăn bị kẹt lại đường thở khiến trẻ bị hóc di vật.

Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật rất đơn giản, tuy nhiên vì không hiểu biết nên có nhiều bậc cha mẹ dùng tay móc họng khiến cho dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng và trẻ càng khó thở, gặp nguy hiểm hơn.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi bị hóc dị vật, cha mẹ thực hiện cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật như sau: Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay của mình, đầu hướng xuống đất, giữ chắc để cổ và đầu của trẻ khỏi bị tuột, sau đó dùng gót bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ. Tiếp tục lật trẻ qua tay phải và quan sát xem trẻ đã hồng hào trở lại, đã thở và khóc được chưa, đồng thời kiểm tra miệng của trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thể thở thì tiếp tục thực hiện biện pháp ấn ngực bằng cách lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức) 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp, lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.

Với đối tượng trẻ bị hóc dị vật đường thở trên 2 tuổi và còn tỉnh táo thì hãy để cho trẻ đứng, cha mẹ hoặc người sơ cứu sẽ đứng phía sau lưng trẻ hoặc quỳ gối rồi choàng 2 tay ra phía trước của trẻ, một tay nắm thành nắm đấm và một tay chồng lên tay còn lại để đặt vào vùng thượng vị của trẻ rồi ấn mạnh theo chiều từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh. Nếu trẻ bị hóc dị vật chưa thể thở được và dị vật chưa ra thì tiếp tục thực hiện biện pháp từ 6-10 lần.

Trường hợp trẻ bị hóc dị vật đường thở và hôn mê, bất tỉnh thì hãy đặt trẻ nằm ngửa, cha mẹ hoặc người sơ cứu quỳ gối, tựa 2 chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm và ấn mạnh vào dưới xương ức của trẻ theo chiều từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp. Thực hiện hà hơi thổi ngạt 2 cái, nếu dị vật vẫn chưa ra và trẻ không thở được thì tiếp tục thực hiện sơ cứu cho đến khi dị vật văng ra và trẻ khóc trở lại.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ 4 tháng tuổi bú sữa khi ngủ hay bị sặc sữa có ảnh hưởng đến đường hô hấp không?

Bé gái nhà em đang được 4 tháng tuổi, nặng 7kg ạ. Khi thức giấc, sau 3-5h em cho bé bú bình bằng sữa mẹ, mỗi lần bú được 100ml, đôi khi phải ép. Khi ngủ, sau 3-4h em cho bé bú, mỗi lần được 150-170ml. Bé vừa ăn vừa ngủ vì ban đêm bé ngủ một mạch không dậy đòi bú. Tuy nhiên, khi ngủ, bé bú hay bị sặc sữa. Em đã bế đầu bé cao lên nhưng vẫn bị sặc. Bác sĩ cho em hỏi bé hay sặc sữa như vậy có hại cho đường hô hấp không và em có nên cho bé ăn lúc ngủ như vậy không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1342 lượt xem

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  814 lượt xem

Bé đi ngoài phân lợn cợn, mùi chua là do có vấn đề về đường tiêu hóa?

Từ lúc sinh ra đến nay bé nhà em ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mấy hôm nay em thấy phân của bé có hiện tượng lợn cợn, lại có mùi chua. Mỗi lần đi ngoài bé đều phải rặn đỏ mặt mà ra được rất ít. Bé như vậy là có vấn đề về tiêu hóa phải không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1384 lượt xem

Trẻ hơn 3 tháng ngủ ít có ảnh hưởng đến sự phát triển không?

Em sinh bé được 3,1kg. Hiện giờ bé được 3 tháng 4 ngày và nặng 6,5kg. Hàng tháng bé vẫn tăng cân đều đặn. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn ạ. Tuy nhiên, dạo này em thấy bé rất lười bú. Vì bé bú ít nên còn dẫn đến táo bón nữa. Bình thường bé đi ị mấy lần một ngày cơ ạ. Ngoài ra, bé nhà em còn rất hay sặc sữa. Và bé cũng ngủ rất ít. Cả ngày bé ngủ được từ khoảng 10 -12h, đêm thì thức đến 2h mới chịu ngủ. Ban ngày thì cứ 2 tiếng bé ngủ một lần, nhưng chỉ ngủ được 15-30 phút là lại dậy. Bé ngủ ít có ảnh hưởng đến sự phát triển không? Bé còn đang bị nghẹt mũi và họng có đờm và thỉnh thoảng phát ra 1 đến 2 tiếng ho ạ. Em cần làm gì để khắc phục những tình trạng trên của bé?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  358 lượt xem

Cho trẻ 1 tháng tuổi nằm điều hòa có ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé không?

Hiện tại bé nhà em đang được 1 tháng tuổi. Do thời tiết ở miền trung quê em đang rất nóng nên em muốn cho bé nằm điều hòa có được không ạ? Nằm điều hòa có ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé không ạ? Nhiệt độ phù hợp cho bé là bao nhiêu? Nếu em bật điều hòa cho mát trước rồi mới cho bé vào thì bé có bị sốc nhiệt không ạ? Em nên cho bé vào phòng mới bật điều hòa hay bật trước ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  612 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH 06:10
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH
Thông qua phương pháp xoa bóp này, bé được nhận những lợi ích:
 3 năm trước
 941 Lượt xem
Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ? Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ? 10:56
Gen di truyền có ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ?
Gen di truyền ảnh hưởng đến chiều cao và trí tuệ, điều này ĐÚNG nhưng CHƯA ĐỦ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng gen di truyền chỉ tác...
 3 năm trước
 671 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 910 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 792 Lượt xem
Tin liên quan
Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ
Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.

Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé
Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé

Những loại thuốc này giúp hạ sốt cho bé, giảm các triệu chứng khó chịu khác nhưng không cải thiện các triệu chứng cảm lạnh khác. Kiểm tra nhãn dán sản phẩm khi bé lớn hơn vì liều lượng công thức an toàn có thay đổi theo từng độ tuổi.

Những chuyện hoang đường về cảm lạnh và cảm cúm - sự thật giúp trẻ khỏe mạnh
Những chuyện hoang đường về cảm lạnh và cảm cúm - sự thật giúp trẻ khỏe mạnh

Một đứa trẻ thường sẽ bị cảm lạnh 5-8 lần trong năm - có thể nhiều hơn, nếu bị bạn bè hoặc anh chị em lây bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây