Hội thảo “Vai Trò Của Máy Tạo Nhịp Tim Trong Điều Trị Bệnh Lý Tim Mạch” - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Ngày 10/04/2019 vừa qua, được sự cho phép của Sở Y tế tỉnh Hậu Giang, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long phối hợp cùng TTYT Thị xã Ngã 7, tổ chức buổi hội thảo chuyên môn với chủ đề Vai trò của máy tạo nhịp tim trong điều trị bệnh lý tim mạch.
Dưới sự góp mặt của của chuyên gia về điện sinh lý học & tạo nhịp tim TS. BS. Phạm Như Hùng (Tổng Thư ký Hội Tim Mạch Can Thiệp Việt Nam, Giám Đốc Trung tâm Cấp Cứu & Can Thiệp Tim Mạch, BV Tim Hà Nội) và bài giới thiệu Các kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long của ThS. BS. Nguyễn Đình Đại Khánh (Phó Trưởng Khoa Can Thiệp Nội Mạch, BV Hoàn Mỹ Cửu Long) buổi hội thảo đã vinh dự đón tiếp Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hậu Giang - Thầy thuốc ưu tú, BS. CKII Nguyễn Thanh Tùng cùng với hơn 50 bác sĩ đang công tác tại các TTYT trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang tham dự.
Tại buổi hội thảo, TS. BS. Phạm Như Hùng đã đưa đến nhiều kiến thức chuyên sâu và thực tiễn, về vai trò và tầm quan trọng của máy tạo nhịp tim trong điều trị bệnh lý tim mạch, đặc biệt là đối với các bệnh nhân được chẩn đoán nhịp tim chậm, suy tim, bệnh cơ tim phì đại.
Tại đây, các bác sĩ thuộc các TTYT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã có dịp lắng nghe và được giải đáp các thắc mắc từ chuyên gia, góp phần giúp các bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn nhịp tim được chẩn đoán sớm và chính xác.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Bệnh Buerger hay viêm thuyên tắc mạch máu là một bệnh hiếm gặp xảy ra ở động mạch và tĩnh mạch ở tay và chân. Ở những người mắc bệnh lý này, các mạch máu bị viêm, sưng và có thể bị tắc nghẽn do cục máu đông (huyết khối). Điều này làm gián đoạn sự lưu thông máu đến da, làm hỏng mô da và có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc hoại thư. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh Buerger thường xuất hiện ở bàn tay và bàn chân rồi cuối cùng lan rộng ra trên cánh tay và cẳng chân.
Có nhiều loại thủ thuật điều trị bệnh tim mạch ngoại trú, bao gồm nong mạch vành, đặt stent, cấy máy tạo nhịp tim và các thủ thuật khác. Nếu bạn gặp vấn đề về tim mạch, bác sĩ có thể khuyến nghị thực hiện thủ thuật ngoại trú, nghĩa là bạn không cần ở lại bệnh viện qua đêm và có thể về nhà trong ngày. Hầu hết các thủ thuật này đều ít xâm lấn, nên thời gian hồi phục không kéo dài.
Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.
Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?
Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?