1

Học cách lắng nghe con

Vấn đề sẽ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng giải quyết hơn nếu như bố, mẹ hay những người lớn chúng ta dành thời gian thật sự cho chính bản thân và các con. Luôn chia sẻ để sợi dây kết nối giữa các thành viên trong gia đình ngày càng bền chặt. Điều đó sẽ giúp mỗi thành viên thêm tin yêu, muốn trở về nhà và cảm thấy bình yên, hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Tôi đã nhận được nhiều câu hỏi, những suy nghĩ của các bạn nhỏ và cả thanh thiếu niên về những điều con không biết tâm sự, chia sẻ cùng ai, ngay cả chính người thân trong gia đình như bố, mẹ cũng không có thời gian cho các con. Hoặc các con đã mất kết nối với chính những người thân thiết trong gia đình từ rất lâu nên các con ngại hoặc không muốn chia sẻ những khó khăn, hay băn khoăn mà mình gặp phải trong cuộc sống.

Từ đó, các con không biết phải giải quyết các vấn đề hay khó khăn tâm lý mà mình gặp phải như thế nào, có bạn chủ động tìm các nguồn hỗ trợ khác như internet, các chuyên gia,... nhưng cũng có rất nhiều bạn chưa biết cách tìm đến các cách ứng phó lành mạnh mà thay vào đó sẽ âm thầm chịu đựng hoặc giải quyết vấn đề một cách tiêu cực, càng ngày vấn đề càng trầm trọng nếu không được gỡ ra.

Dưới đây là những cách thức giúp chúng ta thực tập cách lắng nghe bằng thiền hay còn gọi là chánh niệm. Đó là những bài học hết sức đơn giản nhưng lại hiệu quả lâu dài nếu thực hành mỗi ngày, mỗi giây phút chúng ta nhớ đến.

Và tôi cũng đã, đang thực tập cũng như nhận thấy hiệu quả thực sự của phương pháp này khi thực hành với những bạn nhỏ/ hay thanh thiếu niên và cả người lớn mà tôi đang trị liệu.

Học cách lắng nghe con
Cha mẹ nên học cách lắng nghe con tâm sự chia sẻ

 

“Học cách lắng nghe con là một bài tập thực sự của trái tim”

Trong lúc con trai bạn không muốn dọn dẹp bãi chiến trường trong phòng, con gái thì nằng nặc đòi sang ngủ nhà bạn gái, ai cũng lớn tiếng và đóng sầm cửa lại: “Bố (mẹ) lúc nào cũng vậy, không bao giờ chịu hiểu con cả!” Hãy ngồi lại nói chuyện riêng với nhau khi mọi chuyện đã lắng xuống...

Để lắng nghe con nói, trước hết bạn cần biết giữ im lặng, không phải chỉ để nghe xem con sắp nói gì, mà còn để nghe chính cảm xúc và trực cảm của bản thân để gạt đi các định kiến và suy diễn. Hãy dành vài giây chỉ để thở sâu. Tập trung vào nhịp thở giúp bạn xua đi các suy nghĩ phiền nhiễu và mở lòng cho sự bình tâm để thực sự những điều con chia sẻ: Lắng nghe con, không ngắt lời, kìm nén ý muốn hành động, thái độ cởi mở để thực sự hiểu điều con đang nói, bằng một tinh thần sáng suốt và với một cơ thể thả lỏng.

Nếu bạn thấy mình không thể dành thời gian và tập trung vào những điều con mong muốn chia sẻ bởi vì bạn đang vội, mệt mỏi hay cảm thấy bất an, hãy đề nghị con nói chuyện vào một lúc khác.

Chánh niệm chỉ cho ta biết cách giữ “im lặng” để thực sự thấu hiểu. Với lòng nhân từ. Đây là bài tập cần thời gian rèn luyện.” Trích trong sách: “Tâm bình khí hòa, cả nhà cùng học” của Marine Locatelli – Catherine Lannoy, NXB Thanh niên, 2008.

Tiếp đến, tôi sẽ chia sẻ với các bạn Cách Thiền nghe chính thống và không chính thống của một cuốn sách vô cùng thú vị mà ai cũng nên tìm đọc, đó là “Search Inside Yourself” - Cuốn sách này và khóa học mà nó dựa trên đại diện cho một trong những khía cạnh tuyệt vời nhất của văn hóa Google – một cá nhân với một ý tưởng vĩ đại có thể thật sự thay đổi cả thế giới”

  • Cách thiền nghe chính thống:

Trong bài tập này, chúng ta sẽ luyện nghe theo cách khác so với cách chúng ta thường nghe.

Chúng ta sẽ làm theo cặp, với một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn, mỗi người lần lượt đóng vai người nói và người nghe.

Hướng dẫn cho người nói: Đây sẽ là một cuộc độc thoại. Bạn phải nói mà không bị ngắt lời trong ba phút. Nếu bạn hết chuyện để nói, không sao cả; bạn có thể chỉ ngồi trong yên lặng và bất cứ khi nào bạn có gì đó để nói, bạn có thể tiếp tục nói lại. Toàn bộ ba phút thuộc về bạn, bạn có thể sử dụng thời gian đó theo bất cứ cách nào bạn muốn, và biết rằng bất cứ khi nào bạn sẵn sàng nói, có một người sẵn sàng lắng nghe bạn.

Hướng dẫn cho người nghe: việc của bạn là lắng nghe. Khi bạn lắng nghe, bạn chú ý hoàn toàn vào người nói. Bạn không được đưa ra câu hỏi trong suốt ba phút này. Bạn có thể thừa nhận bằng biểu cảm trên gương mặt, bằng cách gật đầu, hoặc bằng cách nói: “Tôi hiểu rồi”. Bạn không được nói ngoại trừ để thừa nhận. Hãy cố đừng thừa nhận thái quá, nếu không, bạn có thể sa vào việc dẫn dắt người nói. Và nếu người nói không còn chuyện gì để nói, hãy cho người đó một khoảng im lặng, rồi sau đó sẵn sàng lắng nghe khi người đó nói lại.

Học cách lắng nghe con
Lắng nghe giúp cha mẹ hiểu con cái của mình hơn

Chúng ta có một người nói và một người nghe trong ba phút. Tiếp đó hãy đổi cho nhau trong ba phút tiếp theo. Sau đó, dành ba phút trò chuyện với chính bản thân, trong đó cả hai hãy nói về những cảm nhận của mình về trải nghiệm này.Những chủ đề gợi ý cho cuộc hội thoại:

  • Ngay bây giờ bạn đang cảm thấy như thế nào?
  • Có điều gì xảy ra trong ngày hôm nay mà bạn muốn nói không?
  • Bất cứ thứ gì khác bạn muốn nói.

Cách thiền nghe không chính thống:

Khi một người bạn hoặc một người thân nói chuyện với bạn, hãy áp dụng thái độ hào phóng bằng cách trao cho người này món quà là sự chú ý trọn vẹn của bạn và quyền được nói. Hãy nhắc bản thân rằng vì người này quá quan trọng đối với bạn, người đó xứng đáng nhận được toàn bộ sự chú ý của bạn cũng như tất cả không gian và thời gian cần thiết để thể hiện bản thân.

 

Khi bạn lắng nghe, hãy chú ý trọn vẹn đến người nói. Nếu bạn thấy sự chú ý của mình đi lang thang, chỉ rất nhẹ nhàng mang sự chú ý trở lại người nói, như thể người đó là một đối tượng thiền thiêng liêng. Cố gắng kiềm chế tối đa việc nói, đặt câu hỏi hay dẫn dắt người nói. Hãy nhớ rằng, bạn đang cho người đó món quà quý giá là quyền được nói. Bạn có thể thừa nhận bằng biểu cảm trên khuôn mặt, hoặc gật đầu, hoặc nói: “Tôi hiểu rồi”, nhưng đừng cố thừa nhận quá mức để không dẫn dắt người nói. Nếu người nói hết chuyện để nói, hãy cho người đó một khoảng im lặng, rồi sau đó sẵn sàng lắng nghe kho người đó nói lại.

Thiền sư Norman Fischer nói: “Lắng nghe là một ma thuật: nó biến một người từ một vật thể bên ngoài, mờ đục hoặc có khả năng gây nguy hiểm, thành một trải nghiệm thân mật, và do đó thành một người bạn. Theo cách này, lắng nghe làm mềm và chuyển hóa người nghe”.

Sự chú ý của chúng ta là món quà quý giá nhất chúng ta có thể trao cho người khác. Khi chúng ta trao cho ai đó sự chú ý trọn vẹn, trong khoảnh khắc đó, thứ duy nhất trên thế giới chúng ta quan tâm là người đó, không có gì khác quan trọng bởi không còn gì khác mạnh mẽ trong ý thức của chúng ta. Cái gì có thể quý giá hơn điều đó chứ?

Như thường lệ, thiền sư Thích Nhất Hạnh diễn tả điều này một cách vô cùng đẹp đẽ: “Món quà quý giá nhất chúng ta có thể trao cho người khác là sự hiện diện của chúng ta. Khi sự chú tâm bao bọc lấy những người chúng ta yêu thương, họ sẽ nở rộ như những đóa hoa”.

Nếu bạn quan tâm đến một ai đó trong cuộc đời này, hãy bảo đảm trao cho người đó một vài phút chú ý trọn vẹn mỗi ngày. Và họ sẽ nở rộ như những đóa hoa.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có cách nào giúp trẻ 11 tháng chỉ nặng 6,5kg lớn khỏe hơn?

Bé nhà em làm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tuần thứ 37 của thai kỳ em bị thiếu ối nên con chậm tăng cân. Em mổ đẻ ở tuần thứ 38, con chỉ nặng 2,6kg. Hiện tại bé được 11 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 6,5kg và cao 70cm. Tháng đầu bé tăng 1kg, tháng thứ 2 tăng 600gr và sau đó mỗi tháng bé chỉ tăng khoảng 300gr. Xương bé rất nhỏ, người trong bé nhỏ như mới 3 tháng tuổi ấy ạ. Em có cho bé đi kiểm tra máu tổng quát nhưng vẫn không cải thiện. Bác sĩ có cách nào giúp con em to khỏe hơn không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1524 lượt xem

Cách gì giúp trẻ 3 tháng tuổi khỏi bị giật tay chân, khi khóc không bị run tay không?

Bé nhà em hiện đã hơn 3 tháng tuổi. Bé rất hay bị giật tay chân. Buổi tối, ngủ một lúc bé lại giật tay chân và cựa quậy. Lúc bú xong, ngủ lại tay cũng bị giật. Ban ngày bế bé ngủ, đặt xuống là chân tay lại giật. Khi khóc, tay bé cũng hay bị run. Có điều bé vẫn chơi, ăn ngủ bình thường ạ. Cho em hỏi bé như vậy có bị làm sao không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2827 lượt xem

Làm cách nào để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, xì hơi nhưng không đi cầu được của trẻ 20 ngày tuổi?

Bé nhà em đến nay đã được 20 ngày tuổi. Từ hôm qua đến nay em thấy bé có hiện tượng ngủ không sâu giấc và hay giật mình rồi khóc. Bé dậy bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa bình. Sau khi bú xong thì xì hơi và rặn è è nhưng vẫn không đi cầu được. Em phải làm cách gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  688 lượt xem

Không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng trẻ 4 tháng 11 ngày biếng bú, nhẹ cân

Em rất hay bị tình trạng tắc tia sữa, mà sữa cũng rất ít. Bé trai nhà em bú trực tiếp nhưng mỗi lần bé chỉ ti chưa đầy 10 phút cả 2 bên. Bé hiện nay được 4 tháng 11 ngày nhưng chỉ nặng 5,8kg thì có bị suy dinh dưỡng không ạ? Em có cho bé uống thêm sữa ngoài nhưng bé không chịu bú bình, mà đút muỗng thì mỗi lần chỉ được 20-30ml. Bé bú trực tiếp mẹ nên em cũng không biết mỗi lần bé ti được bao nhiêu. Tháng gần đây bé tăng cân ít, chỉ 400g. Ngày bé đi tiểu hơn 7 lần, đêm ngủ không sâu giấc, dậy mấy lần. Em không biết mình phải làm gì để khắc phục tình trạng này đây ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  632 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 751 Lượt xem
Tin liên quan
Trẻ bị ghẻ và cách điều trị
Trẻ bị ghẻ và cách điều trị

Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị - ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. Nó thường xuất hiện ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình hoặc trong các nhóm trẻ em ở nhà trẻ hoặc trường học. Không có khoảng thời gian cụ thể nào trong năm mà bệnh ghẻ phát triển nhiều hơn.

Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông và cách điều trị

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Lang ben ở trẻ nhỏ
Lang ben ở trẻ nhỏ

Lang ben là gì? Nguyên nhân gây lang ben ở trẻ là gì? Cách điều trị lang ben như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm
7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm

Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây