1

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

1. Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng có nguy hiểm không?

Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng là một tình trạng rất phổ biến ở trẻ em tại các nước đang phát triển.

Tình trạng này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em: Theo WHO (9/1980), mỗi năm tại các nước thuộc thế giới thứ ba, có 10,4 triệu trẻ em dưới 11 tháng tuổi và 4,4 triệu trẻ em từ 1-4 tuổi bị tử vong mà 57 % là do suy dinh dưỡng Protein năng lượng ( 43% còn lại là do nhiễm trùng mà chủ yếu là tiêu chảy), nghĩa là cứ mỗi phút có 25 trẻ < 5 tuổi bị tử vong do suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và khi mắc thì diễn biến xấu hơn, gia tăng tỷ lệ tử vong.

Suy dinh dưỡng làm trẻ kém phát triển về thể chất và tinh thần. Tác hại của suy dinh dưỡng càng nặng nếu bệnh xuất hiện lúc cơ qua chưa trưởng thành, trước 6 tuổi đối với não và trước 20 tuổi đối với chiều cao. Mức độ chậm phát triển tăng song song với thời gian kéo dài của bệnh nhiều nhất ở giai đoạn trẻ có tốc độ phát triển cao nhất. Trí thông minh dễ dàng bị ảnh hưởng nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai và ở tuổi < 12 tháng, chiều cao thấp nếu bệnh xuất hiện trước 20 tuổi và kéo dài triền miên trong nhiều tháng, nhiều năm.

2. Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng

Trẻ bị suy dinh dưỡng có biểu hiện chậm phát triển về thể lực và trí tuệ: Trẻ quá thấp, quá gầy so với tuổi, thể lực yếu, học kém. Hậu quả của suy dinh dưỡng thường không thể khắc phục được, với trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng, khi lớn lên sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập và lao động thể lực, trí lực cũng như một số bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành. Nếu bệnh không được phát hiện và có những biện pháp kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường như:

  • Về thể chất

Thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương, hạn chế chiều cao của trẻ.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi có nguy cơ cao bị tấn công liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần bởi các bệnh nhiễm khuẩn, thậm chí có khả năng tử vong bởi các căn bệnh nghiêm trọng như tiêu chảy, viêm phổi, sởi.

Những người trưởng thành từng bị thấp còi khi còn nhỏ thường có xu hướng mắc các bệnh như: cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim và béo phì.

  • Về tinh thần

Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi có xu hướng thay đổi các hành vi tình cảm xã hội như tỏ ra thờ ơ, hay quấy khóc, không hứng thú với các hoạt động vui chơi, khám phá cuộc sống.

Điều này không chỉ làm hạn chế sự tương tác của trẻ với mọi người và thế giới xung quanh mà còn khiến trẻ mất đi khả năng học hỏi.

Theo UNICEF, tình trạng chậm phát triển trí lực do suy dinh dưỡng giai đoạn đầu đời khiến trẻ phải đi học muộn hơn, thua sút 70% về điểm số, giảm 22-45% khả năng học tập suốt đời.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Suy dinh dưỡng là hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng
  • Những hệ lụy lâu dài

Sự phát triển về nhận thức bị cản trở, tầm vóc kém phát triển ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lao động sau này của trẻ.

Theo ước tính của Ngân hàng thế giới, cứ 1% chiều cao giảm đi sẽ tương ứng với 1,4% năng suất của cá nhân đó, và những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi khi trưởng thành có thu nhập ít hơn 20% so với những người không bị suy dinh dưỡng lúc nhỏ.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em thường để lại những hậu quả nặng nề. Gần đây, có nhiều bằng chứng cho thấy suy dinh dưỡng ở giai đoạn sớm, nhất là trong thời kỳ bào thai có mối liên hệ với mọi thời kỳ của đời người. Hậu quả của suy dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Phụ nữ đã từng bị suy dinh dưỡng trong thời kỳ còn là trẻ nhỏ hoặc trong độ tuổi vị thành niên đến khi lớn lên sẽ trở thành bà mẹ bị suy dinh dưỡng. Khi này, bà mẹ suy dinh dưỡng thường dễ đẻ con nhỏ yếu, cân nặng sơ sinh thấp. Hầu hết những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp sẽ bị suy dinh dưỡng ( nhẹ cân hoặc thấp còi) ngay trong năm đầu sau sinh. Những trẻ này có nguy cơ tử vong cao hơn so với trẻ bình thường và khó có khả năng phát triển bình thường.

3. Phòng tránh suy dinh dưỡng

Chính vì những hậu quả nghiêm trọng mà suy dinh dưỡng gây ra mà việc phòng chống có ý nghĩa quan trọng. Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng gồm:

  • Chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho bà mẹ có thai và cho con bú. Quản lý tốt thai nghén và chăm sóc bà mẹ sau sinh. Thăm khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Ăn uống đủ cả về lượng và chất trong thời kỳ mang thai.
  • Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và kéo dài đến 18-24 tháng, ít nhất là 12 tháng. Cho trẻ bú theo nhu cầu, không nên cứng nhắc theo giờ giấc.
  • Thực hiện ăn bổ sung ( ăn dặm, ăn sam) hợp lý.
  • Đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau sinh.
  • Chăm sóc vệ sinh và phòng chống nhiễm giun
  • Tổ chức giáo dục, tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và tại các gia đình, theo dõi biểu đồ tăng trưởng.
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Cách phòng tránh suy dinh dưỡng là đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau sinh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Tháng thứ 12 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 12 sau khi bé chào đời

Cuối cùng trẻ đã sắp bước đến dấu mốc quan trọng đầu tiên của cuộc đời - sinh nhật một tuổi. Nhưng trước tiên hãy cùng tìm hiểu về tháng cuối cùng trong năm đầu đời của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ 10 tháng cao 71cm nặng 8kg biếng ăn, khó ngủ, suy dinh dưỡng và thiếu canxi

Bé trai nhà em được 10 tháng tuổi. Bé nặng 8kg, cao 71cm. Bé vẫn đang bú mẹ và 2 tháng gần đây rất biếng ăn. Ban đêm bé trằn trọc, khó ngủ và ra nhiều mồ hôi. Bác sĩ cho em hỏi, bé có nên uống bổ sung canxi không? Và nên uống loại nào ạ? Em thấy có loại canxi sữa thì có uống được không, thưa bác sĩ? Em có cho bé đi khám và được bác sĩ kê canxi corbiere và d3 aquarium nhưng không thấy cải thiện, bé vẫn khó ngủ. Bé đã mọc được 6 cái răng rồi nhưng lại bị đen lại. Em nên làm gì bây giờ ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1990 lượt xem

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1577 lượt xem

Trẻ 7 tháng nặng 7,1kg dài 68cm biếng bú, biếng ăn và bị ói thì cần bổ sung nước và dinh dưỡng như thế nào?

Bé gái nhà em sinh mổ nặng 3,6kg. Bé bú sữa ngoài hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg. Tháng thứ 2 bé tăng 500g do em bị bệnh, không chăm được, bà ngoài chăm bé. Tháng thứ 3 em chăm bé thì bé tăng được 700g. Tháng thứ 4 bé tăng 300g do biếng bú hơn. Tháng thứ 5 tăng 400g, tháng thứ 6 bé bú tốt, có khi 1 ngày bú 1 lít sữa. Đến giữa tháng thứ 6 bé có đờm nhớt ở cổ nên biếng bú, bị ói, không chịu ăn. Sau 1 tuần bé hết ói nhưng vẫn biếng ăn, biếng bú. Tháng thứ 6 bé tăng 600g. 3 tuần gần đây, bé bú lại được 1 ngày 600-70ml sữa, em không cho bé ăn vì ăn vào bé có biểu hiện ho, rùng mình, ói. Bé ói liền 2 ngày, sau cách ngày mới ói. 2 ngày gần đây không thấy ói nữa. Bé vẫn ngủ và chơi bình thường. Tháng thứ 7 bé không tăng lạng nào. Hiện tại bé 7 tháng, nặng 7,1kg, dài 68cm. Bé nhà em như vậy có phải bị suy dinh dưỡng không? Và từ tháng thứ 7 bé cần uống nước như thế nào ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  707 lượt xem

Trẻ 2 tuổi ngày 4 bữa cháo, 3 bữa sữa vẫn bú mẹ nhưng chỉ nặng 11kg thì có bị suy dinh dưỡng không?

Bé gái nhà em hiện được 2 tuổi, bé nặng 11kg. Bữa ăn hàng ngày của bé là: 4 bữa cháo, mỗi bữa 1 bát con + 3 bữa sữa similac, mỗi bữa 180ml + 1 hộp probi hoặc 1 quả chuối hoặc 1 hộp sữa tươi. Em vẫn cho bé bú mẹ, đêm ngủ có hiện tượng sôi bụng. Bé đi ị đều ngày 1 lần. Bé nhà em như vậy có bị suy dinh dưỡng không bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  960 lượt xem

Con nặng 2,5kg mà mẹ tăng 20 kg có phải do chế độ dinh dưỡng của mẹ không phù hợp?

Em sinh con ở tuần 38. Bé chỉ nặng 2,5kg mà em thì tăng đến 20kg lận. Có phải do em có chế độ ăn và sữa không đúng phải không ạ? Em phải duy trì chế độ dinh dưỡng thế nào để bé 2,5kg tăng cân nhanh ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  498 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 596 Lượt xem
Tin liên quan
Liều lượng thuốc giảm đau, hạ sốt Acetaminophen cho trẻ theo cân nặng
Liều lượng thuốc giảm đau, hạ sốt Acetaminophen cho trẻ theo cân nặng

Acetaminophen là một trong những loại thuốc khó kê liều lượng nhất, vì nó được bán dưới nhiều hình thức. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lấy đúng liều lượng cho con.

Thiếu máu do thiếu sắt và việc cho con bú sữa mẹ
Thiếu máu do thiếu sắt và việc cho con bú sữa mẹ

Nếu mẹ bị thiếu máu, việc bạn lo lắng đứa trẻ cũng sẽ ít chất sắt trong người là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng không phải lúc nào cũng thế...

Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông và cách điều trị

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Liều lượng thuốc Ibuprofen cho trẻ
Liều lượng thuốc Ibuprofen cho trẻ

Ibuprofen là một trong những loại thuốc khó xác định liều lượng chính xác nhất vì nó được bán dưới nhiều hình thức. Bài viết dưới đây có thể giúp bạn xác định đúng liều dùng cho con.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây