1

Giải đáp một số thắc mắc về việc nuôi con bằng sữa mẹ - Bệnh viện nhi Trung Ương

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hóa hấp thụ và có đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. Trẻ bú sữa mẹ ít khi bị suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì sau này.

1.Nuôi con bằng sữa mẹ có những lợi ích gì?

  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hóa hấp thụ và có đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. Trẻ bú sữa mẹ ít khi bị suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì sau này.
  • Sữa mẹ có vai trò miễn dịch bảo vệ cơ thể trẻ phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn nhất là tiêu chảy và viêm phổi. Trẻ bú sữa mẹ cũng có tác dụng dự phòng các bệnh mãn tính khi trưởng thành như béo phì, đái tháo đường, tim mạch…
  • Nuôi con bằng sữa mẹ hình thành được mối quan hệ yêu thương gắn bó tình cảm mẹ con. Người mẹ có thời gian gần gũi, chăm sóc con giúp cho trẻ phát triển hài hòa.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp góp phần kế hoạch hóa gia đình, giúp cho mẹ chận có thai và giảm được nguy cơ ung thư vú và buồng trứng.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ thuận tiện, ít tốn kém và cũng là sự đầu tư tốt nhất cho gia đình và tiết kiệm ngân sách quốc gia.

2.Tại sao sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ nhỏ ?

  • Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, ngay cả khi mẹ bị bệnh, có thai, có kinh nguyệt hay gầy yếu. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ cần trong khoảng thời gian từ sau sinh đến 6 tháng tuổi.
  • Sữa mẹ trong vài ngày đầu sau đẻ gọi là sữa non, có màu vàng nhạt và đặc sánh. Sữa non nhiều đạm, Vitamin A và các yếu tố bảo vệ cơ thể, giúp trẻ phòng chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Sữa non có tác dụng đào thải phân su giúp trẻ đỡ vàng da.
  • Sau giai đoạn sữa non, sữa mẹ chuyển tiếp sang sữa trưởng thành, sữa này gồm có sữa đầu bữa và sữa cuối bữa. Sữa đầu bữa là sữa ở đầu bữa bú. Sữa có màu hơi xanh, trong và lỏng. Trẻ bú sữa đầu sẽ nhận được nhiều nước và có đủ chất dinh dưỡng. Sữa cuối bữa là sữa ở cuối bữa bú, có màu trắng đục vì chứa nhiều chất béo và có nhiều năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt.
  • Phân tích thành phần các chất trong sữa mẹ cho thấy chất đạm và chất béo trong sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thụ. Đường lactose trong sữa mẹ nhiều hơn trong các loại sữa khác nên cung cấp thêm nguồn năng lượng cho trẻ.
  • Chất sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu nên trẻ bú mẹ sẽ không bị thiếu máu do thiếu sắt.
  • Sữa mẹ chứa đủ lượng canxi và phốt pho giúp trẻ phát triển tốt, ít bị còi xương.
  • Sữa mẹ có đấy đủ các loại Vitamin, nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu thì không cần bổ sung thêm Vitamin và nước quả.

3.Vì sao phải cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ?

  • Sữa mẹ được bài tiết theo cơ chế phản xạ. Khi trẻ bú xung động cảm giác từ vú lên não để sản xuất ra hai nội tiết tố là Prolactin và Oxytocin. Prolactin kích thích các tế bào tiết sữa. Oxytocin có tác dụng làm cho sữa chảy ra đầu vú.
  • Sự tiếp xúc sớm ngay sau đẻ làm tăng mối quan hệ gắn bó mẹ con. Động tác bú của trẻ có tác dụng co hồi tử cung, cầm máu sau đẻ, mẹ đỡ thiếu máu.
  • Bú sớm sẽ kích thích sữa bài tiết sớm đồng thời tránh được hiện tượng cương tức vú, khả năng tiết sữa kéo dài hơn, thời gian cho bú lâu hơn.
  • Bú sớm trẻ sẽ nhận được sữa non-là thức ăn phù hợp với bộ máy tiêu hóa của trẻ và tăng sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn sau đẻ.
  • Bú sớm cũng giúp trẻ bú đúng cách ngay từ ban đầu, nuôi con bằng sữa mẹ dễ thành công.

Vì vậy ngay sau đẻ cho trẻ tiếp xúc da kề da, mẹ nằm cạnh con và cho bú sớm trong vòng một giờ đầu.

4. Ngay sau đẻ, có cần cho trẻ uống nước đường, nước cam thảo hoặc các lọai sữa khác không?

Điều này không tốt, vì nếu trẻ uống nước đường, cam thảo hoặc các loại sữa khác thì mẹ sẽ cho trẻ bú muộn hơn, và khi trẻ đã thỏa mãn cơn đói thì sẽ bú mẹ ít hơn làm ảnh hưởng đến việc ngậm bắt vú của trẻ.

Trẻ dễ bị mắc tiêu chảy, vì quá trình pha chế cốc thìa không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt nếu cho trẻ bú bình thì sẽ ảnh hưởng tới việc cho con bú sau này.

Vì vậy sau khi sinh, trẻ cần được bú sữa non ngay. Không cần cho trẻ bất cứ thức ăn hoặc nước uống uống nào khác trước khi bắt đầu bú mẹ.

Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Làm gì để trẻ hơn 1 tháng tuổi cân bằng việc ăn ngủ của ngày và đêm?

Em sinh bé mới được 1 tháng 10 ngày nhưng cả tháng từ lúc sinh ra đến giờ nết ngủ và bú của bé rất kém. Ban ngày bé thức đến 4- 5 tiếng rồi mà vẫn không chịu ngủ. Em cố ru bé ngủ thì bé chỉ ngủ vài phút rồi lại dậy, quấy khóc, đòi ti. Lúc này em thường bị hết sữa, không đủ cho bé bú. Vì bé cứ đòi ti suốt trong vòng 4- 5 tiếng thức đó. Ban đêm thì bé lại ngủ nhiều, không chịu dậy ti, sữa mẹ cứ chảy ra vì bé bú ít quá. 4 ngày nay bé còn có hiện tượng ọc sữa nữa ạ. Em cần làm gì để cải thiện tình trạng này của bé ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  378 lượt xem

Có thể nhỏ 1 giọt Vitamin D3 cho bé hơn 3 tháng và uống thêm 1 viên canxin dạng sữa chứa 2,5mcg vitamin D3 không?

Em mới có 1 bé gái được 3 tháng 22 ngày. Lúc bé tròn 3 tháng bé nặng 5,6kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn ạ. Hàng ngày em bổ sung cho bé 1 giọt Vitamin D3 Aquadetrim. Hôm nay em có mua thêm cho bé 1 hộp canxi dạng sữa Blossom Milk Calcium. Em nhìn thành phần thì thấy mỗi viên chứa 2,5mcg vitamin D3. Vậy em có thể cho bé uống song song 2 loại này được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  579 lượt xem

Trẻ 3 tháng uống thuốc trị nhiễm trùng tiêu chảy nhưng vẫn đi xì xoẹt và phân có lẫn màu nâu đỏ thì có phải đi khám nữa không?

Em sinh bé nặng 3,3kg. HIện bé đã được hơn 3 tháng tuổi. Em vắt sữa ra bình cho bé uống. Trong 2 tháng đầu bé lên cân rất tốt. Được 2 tháng thì bé đã nặng 6,7kg. Tuy nhiên, đến tháng thứ 3 này thì cháu có hiện tượng biếng bú, không tăng cân và đi ngoài phân xanh. Em cho bé đi khám thì bác sĩ xét nghiệm và kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm trùng. Bác sĩ kê thuốc cho bé uống thì phân đã chuyển sang hoa cà hoa cải nhưng vẫn hơi ngả xanh. Khi cho bé đi tái khám thì bác sĩ nói phân bé đẹp rồi kê thuốc về cho uống. Tuy nhiên hiện tại cháu vẫn đi xì xoẹt ạ, thậm chí thỉnh thoảng phân có lẫn một ít màu nâu đỏ. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám nữa không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  607 lượt xem

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  898 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1120 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 656 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 663 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 757 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 627 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 614 Lượt xem
Tin liên quan
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ
Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Bù nước điện giải cho trẻ bằng nước ép táo pha loãng
Bù nước điện giải cho trẻ bằng nước ép táo pha loãng

Các nhà khoa học gần đây mới tiết lộ loại trái cây có thể giúp bù nước điện giải cho trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa

Thiếu máu do thiếu sắt và việc cho con bú sữa mẹ
Thiếu máu do thiếu sắt và việc cho con bú sữa mẹ

Nếu mẹ bị thiếu máu, việc bạn lo lắng đứa trẻ cũng sẽ ít chất sắt trong người là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng không phải lúc nào cũng thế...

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây