1

Ghép phổi từ người hiến tạng chết não - bệnh viện Phổi Trung ương

Sáng ngày 10/11, bệnh nhân N.X.T ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa- người được ghép hai lá phổi đã bình phục sức khỏe và được các bác sĩ Trung tâm ghép phổi, BV Phổi Trung ương chúc mừng ra viện. Đây là ca ghép phổi được thực hiện bởi ê kíp bác sĩ của BV Phổi Trung ương và BV Trung ương quân đội 108 từ người hiến tạng chết não.

Sau ghép phổi 2 ngày, bệnh nhân đã bắt đầu tập đi lại

Cách đây hơn 1 năm bệnh nhân T thấy biểu hiện khó thở, mệt mỏi khi vận động, chỉ đi bộ 5 phút là đã thở gấp, còn leo cầu thang thì  không chịu nổi, nên ông T.  đi khám tại Bv Phổi Trung ương và được chẩn đoán bị xơ phổi. Tuy nhiên, bệnh diễn biến rất nhanh, xuất hiện dấu hiệu suy hô hấp.

Chia sẻ trong ngày được ra viện, bệnh nhân T nói: “Tôi rất vui mừng, cảm xúc không gì tả được…. Gia đình tôi rất cảm ơn ban Giám đốc, các y bác sĩ BV Phổi Trung ương và BV Trung ương quân đội 108 đã ghép thành công cho tôi 2 lá phổi này.  Tôi như được sống lại thêm lần nữa. Để trả ơn các y bác sĩ tôi sẽ cố gắng sống và  làm việc trong phạm vi có thể”.  Ông T. còn cho biết, khi có chỉ định ghép phổi, ông chỉ đăng ký vào danh sách chờ ghép nhưng  chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được ghép phổi vì danh sách chờ ghép phổi rất đông. Khi nhận tin mình được lựa chọn để ghép phổi, ông T. cho biết, chỉ còn cảm giác hồi hộp, khó tả.

Theo TS Đinh Văn Lượng, Phó Giám đốc BV Phổi Trung ương, nếu không được ghép phổi, bệnh nhân chỉ có thể cầm cự được từ  2-3 tháng nữa.  So với thời gian trước đây, chức năng phổi của bệnh nhân T. rất kém, đi lại, gắng sức mức độ vừa đã mệt. Hiện nay bệnh nhân đi lại không khó thở, khỏe mạnh hơn so với trước phẫu thuật. “Hiện nay, hai lá phổi ghép của bệnh nhân hoạt động rất tốt”, TS Lượng khẳng định.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc BV Phổi Trung ương cho biết, đây là ca ghép phổi rất thành công, ngang bằng với các trung tâm lớn trên thế giới.  Chỉ sau ghép phổi 2 ngày, bệnh nhân đã bắt đầu rời khỏi giường tập phục hồi chức năng.

Đến hôm nay, sau gần 2 tháng ghép phổi, bệnh nhân được ra viện. "Thành công này là kết quả của sự hợp tác và phối hợp với nhau, từ việc thuyết phục gia đình người bệnh để có nguồn tạng hiến từ người cho chết não đến việc phối hợp với các đồng nghiệp ở các BV như BV Trung ương quân đội 108, các đồng nghiệp từ trung tâm  Trung tâm ghép tim phổi UCSF ở Mỹ đã hỗ trợ từ xa ngay từ khi phẫu thuật. Quá trình  hồi sức, dinh dưỡng, nội khoa, phục hồi chức năng…. sau mổ đều được  các bác sĩ BV Phổi trung ương tiến hành tại BV 108”, PGS Nhung đánh giá.

Ca ghép 2 phổi  thể hiện trình độ, khả năng làm chủ kỹ thuật của các y bác sĩ Việt Nam

Theo PGS Nhung, BV Phổi Trung ương đã hoàn thành việc xây dựng quy trình  ghép phổi với rất nhiều quy trình kỹ thuật từ nhỏ nhất  và trình lên Bộ Y tế phê duyệt. Đến giờ phút này, BV Phổi Trung ương với sự phối hợp với  các đồng nghiệp từ các bệnh viện khác hoàn toàn có đủ khă năng đáp ứng được nhu cầu ghép phổi của bệnh nhân, PGS Nhung cho hay.

TS Đinh Văn Lượng - người đã cùng các bác sĩ BV Phổi Trung ương và BV Trung ương Quân đội 108 tham gia phẫu thuật ghép phổi cho bệnh nhân-  cho biết,  mỗi năm tại BV Phổi Trung ương, có từ 20-30 bệnh nhân có chỉ định ghép phổi. Nếu những bệnh nhân này không được ghép phổi sẽ tử vong sau từ 2-3 tháng.

TS Lượng cho biết thêm, ca ghép phổi này thành công đúng theo tiêu chuẩn quốc tế  giống như những bệnh nhân mà chúng tôi đã chứng kiến ở Trung tâm ghép phổi UCSF ở Mỹ . UCSF là một trong 9 trung tâm ghép phổi lớn và có uy tín nhất ở Mỹ. “Ca mổ này không khác một ca mổ tại Mỹ vì kíp phẫu thuật ghép phổi tiến hành theo đúng quy trình của UCSF”. TS Lượng nhấn mạnh.

“Để có được thành công này phải băt đầu từ chương trình ghép tạng quốc gia. Chúng tôi đã triển khai tất cả các bước từ việc đào tạo cán bộ,  xây dựng tất cả các quy trình nhỏ nhất để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Ghép phổi là một trong những kỹ thuật ghép tạng khó nhất, thành công của ghép phổi này  đóng góp thêm vào bảng thành tích của lĩnh vực ghép bộ phận cơ thể người của Việt Nam. Từ đó, chuẩn hóa quy trình điều trị nội khoa về phổi cũng như phẫu thuật phổi đạt tiêu chuẩn quốc tế cao nhất. Tất cả bệnh nhân có bệnh lý về phổi  sẽ được thừa hưởng quy trình kỹ thuật tiên tiến nhất. Trong tương lai, BV Phổi trung ương sẽ đưa ghép phổi trở thành một phẫu thuật hàng năm”, TS Lượng nói.

Vì dịch bệnh  COVID-19, nên các chuyên gia từ Trung tâm ghép phổi quốc gia thuộc UCSF không thể hỗ trợ, nhưng nhờ sự hợp tác chặt chẽ, bằng công nghệ kết nối trực tuyến, các chuyên gia của BV Phổi Trung ương và Trung tâm ghép phổi  UCSF đã tham gia tư vấn trực tuyến ngay trong quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân T, sau đó  hàng ngày cùng các bác sĩ BV Phổi Trung ương kiểm tra, theo dõi, đánh giá bệnh nhân.

Nguồn: Bệnh viện Phổi trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 661 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp thường có tính tương đồng, điều này gây khó khăn và trở ngại trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây