1

Gãy cổ xương đùi và các phương pháp điều trị - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Làm sao nhận biết được gãy cổ xương đùi?

  • Những người lớn tuổi đi trên nền láng, trơn và bị trượt chân té đập mông xuống đất sau đó thấy đau vùng háng và không thể đứng lên đi được thì có thể bị gãy cổ xương đùi.
  • Khi đó bệnh nhân cần được chụp X-quang khung chậu thẳng và khớp háng bên đau để xác chính xác chấn thương. Khi đã xác định chính xác gãy cổ xương đùi phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện có khoa chấn thương chỉnh hình.

2. Những hậu quả khi bị gãy cổ xương đùi

  • Gãy cổ xương đùi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do gãy xương đùi thường gây đau đớn, bệnh nhân không thể cử động chân bị gãy, phải nằm yên một chỗ từ đó sinh ra những biến chứng như loét da vùng lưng, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu.
  • Đặc biệt với tình trạng loãng xương nặng thì việc liền xương thường rất khó khăn, đa số người bệnh phải nằm tại chổ nhiều ngày, thậm chí phải điều trị dài ngày trong bệnh viện.
  • Việc nằm tại chỗ dài ngày khi gãy xương không những làm cho tình trạng loãng xương ngày càng nặng thêm mà còn kéo theo nhiều nguy cơ rất bất lợi cho sức khỏe như bội nhiểm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục ở các điểm tì đè… đây cũng là nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ cho người có tuổi .

3. Làm sao để điều trị tốt gãy cổ xương đùi?

Hiện nay có 2 phương pháp thay khớp háng nhân tạo là:

  • Thay bán phần: nghĩa là chỉ thay phần chỏm xương đùi, được áp dụng cho người lớn tuổi ổ cối vẫn còn nguyên vặn.
  • Thay toàn phần: nghĩa là thay cả phần chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu, được chỉ định cho bệnh nhân trẻ tuổi hơn và ổ cối có tổn thương.

Nhờ phương pháp thay khớp háng nhân tạo bệnh nhân có thể vận động khớp háng mà không thấy đau đớn, có thể đứng lên và đi lại sớm sau phẫu thuật giúp tránh được các biến chứng gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

4. Cần lưu ý gì sau thay khớp háng nhân tạo?

Sau khi thay khớp háng nhân tạo bệnh nhân đi đứng sinh hoạt bình thường nhưng cần lưu ý là bệnh nhân tránh ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm, chơi thể thao và lao động nặng.

Tóm lại: hầu hết bệnh nhân gãy cổ xương đùi đều có chỉ định thay khớp háng nhân tạo. Tuy nhiên tuổi thọ của khớp nhân tạo thì khác nhau khoảng từ 15 – 25 năm do đó bệnh nhân cần được các bác sĩ chỉnh hình tư vấn nên chọn loại khớp nào cho phù hợp với tuổi của bệnh nhân để hạn chế thay lại khớp nhân tạo khác.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 833 Lượt xem
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 801 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 712 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 646 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 3 năm trước
 741 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 3 năm trước
 843 Lượt xem
Tin liên quan
Vỡ xương sọ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị
Vỡ xương sọ: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Vỡ xương sọ xảy ra khi có một lực tác động mạnh khiến xương sọ (hộp sọ) bị nứt, lún hoặc vỡ. Một số trường hợp vỡ xương sọ tự lành mà không cần can thiệp điều trị nhưng nếu tổn thương đến não hoặc cần phẫu thuật thì quá trình hồi phục có thể mất vài tuần cho đến vài tháng.

Các phương pháp điều trị loãng xương
Các phương pháp điều trị loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ xương suy giảm do tốc độ phân hủy xương nhanh hơn tốc độ tái tạo xương mới. Phương pháp điều trị thường là dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống. Mục đích chính của việc điều trị là ngăn ngừa mất xương thêm và giảm nguy cơ gãy xương.

Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương
Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương

Những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương được khuyến nghị đo mật độ xương 2 năm một lần. Phương pháp đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA nhưng ngoài ra còn một lựa chọn khác là QCT.

Các phương pháp chẩn đoán loãng xương
Các phương pháp chẩn đoán loãng xương

Loãng xương là tình trạng xảy ra khi mật độ xương bị giảm đáng kể. Điều này khiến xương trở nên yếu hơn và dễ gãy. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi và có thể làm giảm chiều cao theo thời gian.

Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh loãng xương bằng tế bào gốc

Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây