1

Điều trị ngoại khoa bệnh van 2 lá - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Hẹp van hai lá

1.1. Đại cương

Hẹp van hai lá là bệnh tim hay gặp nhất trong các bệnh tim mắc phải. Nguyên nhân thường do thấp tim. Lỗ van hẹp lại do hai mép van bị dính vào nhau.

1.2. Sinh lý bệnh:

  • Máu ứ lại gây tăng áp nhĩ trái, ứ máu phổi và cao áp động mạch phổi làm giảm khả năng đàn hồi và trao đổi khí của nhu mô phổi. Cao áp động mạch phổi sẽ gây tăng gánh thất phải và nhĩ phải, dẫn tới suy tim phải.
  • Máu xuống thất trái giảm sẽ dẫn tới giảm cung lượng tim

1.3. Triệu chứng chẩn đoán:

+ Khó thở khi gắng sức.

+ Nghe có tiếng rùng tâm trương rõ ở mỏm lan ra nách trái, tiếng T1 đanh ở mỏm tim.

+ X.quang:

  • Chụp thẳng: bờ phải bóng tim có 3 cung (thêm cung nhĩ trái to ra), bờ trái tim có 4 cung (thêm cung tiểu nhĩ trái to ra ngay dưới cung động mạch phổi).
  • Chụp nghiêng: hình thực quản bị nhĩ trái to ra đè vào.

+ Điện tim: dày hai nhĩ, dày thất phải, trục phải.

+ Siêu âm: độ dốc tâm trương giảm, van hai lá xơ dày và di động cùng chiều. Diện tích lỗ van hai lá nhỏ lại (bình thường là 4-6 cm2 ).

1.4. Điều trị:

Khi van hai lá đã bị hẹp, chỉ có các thủ thuật can thiệp trực tiếp vào van hai lá mới có tác dụng giải quyết được tình trạng hẹp của van.

  •  Tách van hai lá hẹp bằng bóng qua da (percutaneous balloon mitral valvotomy): đưa bóng nong tách van vào van hai lá hẹp qua đường động mạch chủ hoặc qua vách liên nhĩ từ tĩnh mạch đùi.
  •  Mổ tách van hai lá hẹp phương pháp kín: hiện nay ít dùng do hay tái hẹp.
  •  Mổ sửa van hoặc thay van (dùng van nhân tạo cơ học hoặc sinh học) dưới máy tim phổi nhân tạo:

2. Hở van hai lá

2.1. Đại cương:

Hở van hai lá thường do thấp tim, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn, đôi khi do biến chứng đứt cột cơ tim sau nhồi máu cơ tim …

2.2. Sinh lý bệnh:

  • Lượng máu phụt ngược lên nhĩ trái làm tăng áp nhĩ trái, từ đó dẫn tới tăng áp động mạch phổi và suy tim phải.
  • Tăng áp nhĩ trái cũng sẽ làm tăng thể tích đầy thất trái trong thì tâm trương, đồng thời thất trái còn phải tăng nhịp bóp để bù lại lượng máu không vào được động mạch chủ, do đó thất trái sẽ nhanh chóng bị suy.

2.3. Triệu chứng chẩn đoán:

  •  Khó thở khi gắng sức.
  •  Có tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim lan ra nách trái.
  •  X.quang: hình nhĩ trái to, thất trái phì đại, nhiều khi thấy tim to toàn bộ, phổi ứ máu.
  •  Điện tim: dày nhĩ trái, dày thất trái, dày thất phải.
  •  Siêu âm: siêu âm Doppler thấy rõ dòng máu phụt ngược từ thất trái lên nhĩ trái trong thì tâm thu.

2.4. Điều trị:

Phải can thiệp trực tiếp vào van mới có thể giải quyết được tình trạng hở van hai lá. Phẫu thuật được tiến hành dưới máy tim phổi nhân tạo

Các phẫu thuật sửa van:

  •  Khâu kín lại chỗ hở của van hai lá bằng cách khâu hẹp bớt các mép van lại ( Wooler ).
  •  Khâu hẹp vòng van dựa trên một vòng có kích thước cố định sẵn (Carpentier)

Phẫu thuật thay van: mổ cắt bỏ các cánh van và dây chằng van, thay bằng van tim nhân tạo.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 690 Lượt xem
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây