1

Điều gì xảy ra sau khi cắt toàn bộ dạ dày để điều trị ung thư?

Để điều trị ung thư dạ dày, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt dạ dày. Sau khi cắt dạ dày ung thư, cơ thể người bệnh sẽ thay đổi như thế nào và các biện pháp nào có thể sử dụng để đáp ứng với sự thay đổi đó, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Chỉ định cắt dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày

Trong điều trị ung thư dạ dày, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân cắt toàn bộ dạ dày. Đây là phẫu thuật mà toàn bộ dạ dày sẽ bị loại bỏ, ở phía trên cắt đến thực quản bụng, ở phía dưới cắt dưới môn vị tới tá tràng. Sau đó, thực quản sẽ được nối với hỗng tràng để thực hiện lưu thông tiêu hóa.

Phẫu thuật cắt dạ dày ung thư là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện ở một cơ sở y tế được trang bị đầy đủ trang thiết bị, các phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm, đồng thời người bệnh phải được chuẩn bị thật tốt, có đầy đủ sức khỏe để tham gia cuộc mổ.

Phẫu thuật cắt dạ dày ung thư sẽ không thực hiện được ở các bệnh nhân có thể trạng quá yếu, ung thư đã di căn phúc mạc hoặc di căn xa, đã có xâm lấn vào cơ hoành hoặc lan lên qua thực quản bụng.

Cắt ung thư dạ dày sống được bao lâu? Phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu và chỉ định phẫu thuật càng sớm thì hiệu quả phẫu thuật càng cao, giảm nguy cơ tái phát, bệnh ung thư dạ dày có thể khỏi hoàn toàn.

Quy trình phẫu thuật cắt dạ dày ung thư diễn ra như sau:

Trước khi phẫu thuật

  • Người bệnh sẽ được bác sĩ giải thích về phương pháp điều trị, các lợi ích, nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra. Người bệnh hoặc người nhà sẽ ký các cam kết để hoàn tất các thủ tục hành chính để thực hiện cuộc mổ.
  • Người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm, siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp vi tính để đánh giá tính xâm lấn và di căn của ung thư.
  • Người bệnh sẽ được tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để đảm bảo hồi phục đủ lượng albumin, protein máu, điều chỉnh tốt các rối loạn sinh hóa.
  • Tiến hành thụt tháo, rửa ruột nếu cần thiết, nhắc nhở bệnh nhân nhịn ăn trước mổ 6 giờ.

Quá trình phẫu thuật

  • Sử dụng kháng sinh dự phòng cho bệnh nhân để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Bệnh nhân nằm ngửa, thực hiện gây mê, giảm đau và đặt thông tiểu.
  • Tiến hành rạch bụng, cắt toàn bộ dạ dày, mạc nối lớn và nạo vét hạch.
  • Nối thực quản- hỗng tràng trên quai Y qua mạc treo đại tràng ngang.
  • Dẫn lưu và đóng bụng, chú ý cầm máu kỹ và lau bụng.
Điều gì xảy ra sau khi cắt toàn bộ dạ dày để điều trị ung thư?
Phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu và chỉ định phẫu thuật càng sớm thì hiệu quả phẫu thuật càng cao

2. Điều gì xảy ra sau khi cắt toàn bộ dạ dày để điều trị ung thư?

Trong 5 ngày đầu sau cắt dạ dày, bệnh nhân sẽ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch. Người bệnh sẽ được truyền các dung dịch nước, điện giải, đường, acid amin để cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết.

Từ ngày thứ 5 sau khi có trung tiện, người bệnh có thể ăn các thức ăn lỏng bằng đường miệng, nên bắt đầu ăn bằng sữa, nước cháo, ăn nhiều lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 100ml. Sau vài tuần, người bệnh có thể bắt đầu ăn cơm.

Sau phẫu thuật cắt dạ dày ung thư, người bệnh thường gặp một số tình trạng sau:

  • Bị giảm cân trong một vài tháng đầu, có thể do tác dụng phụ của thuốc làm người bệnh chán ăn, do chế độ ăn uống kém hoặc hấp thu không đầy đủ.
  • Hội chứng Dumplin: Hội chứng này thường xảy ra một thời gian ngắn sau khi ăn, khi thức ăn đi quá nhanh vào ruột. Các triệu chứng thường gặp là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, có thể kèm theo hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,...
  • Sự kém hấp thu mỡ do thời gian lưu thức ăn trong ruột nhanh làm giảm thời gian tiếp xúc với các men tiêu hóa. Đồng thời việc dạ dày mất đi sẽ làm mất chức năng co bóp, nghiền nhỏ thức ăn ở dạ dày, các thức ăn xuống hỗng tràng phần lớn có kích thước lớn, do đó sẽ khó khăn cho men tụy trong tiêu hóa thức ăn. Sự giảm hấp thu mỡ sẽ kéo theo giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K gây ra các tình trạng bệnh như bong da, khô mắt, rối loạn xương, rối loạn tạo máu,...
  • Bệnh nhân thường bị đầy hơi, khó chịu, no lâu, nôn ra thức ăn không tiêu.
  • Không dung nạp lactose do một thiếu hụt enzyme lactase. Bệnh nhân hay bị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy sau khi ăn các thực phẩm giàu lactose như sữa mẹ, sữa bò, các sản phẩm khác từ sữa, một số món tráng miệng,...
  • Thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu ác tính
  • Loãng xương, gãy xương

Chế độ dinh dưỡng cũng là một phần quan trọng của quá trình điều trị, để ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng cũng như đáp ứng với sự thay đổi của cơ thể sau phẫu thuật cắt dạ dày ung thư, người bệnh nên thực hiện các lưu ý trong chế độ ăn sau đây:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, thay vì ăn ba bữa trong ngày, có thể tăng lên thành 6-8 bữa.
  • Ngồi thẳng trong khi ăn, ăn chậm và nhai thật kỹ.
  • Hạn chế uống nước trong khi ăn, nên uống nước 30-60 phút sau hoặc trước bữa ăn.
Điều gì xảy ra sau khi cắt toàn bộ dạ dày để điều trị ung thư?
Bệnh nhân hạn chế uống nước trong bữa ăn
  • Chế độ ăn bổ sung các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, ngũ cốc, phô mai, sữa chua.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như bột gạo, bột mì, các loại đậu, trái cây tươi.
  • Tránh các thực phẩm có lượng đường cao như nước ngọt, nước trái cây, bánh kẹo, mật ong,... nếu sau khi ăn các thực phẩm này hay bị tình trạng nôn ói.
  • Uống thêm các viên uống bổ sung men tụy, ăn kèm các thực phẩm giàu vitamin tan trong dầu (thịt, cá, trứng, sữa,...) với chất béo thực vật (dầu olive, dầu nành) để tăng khả năng hấp thu.
  • Nếu có tình trạng khó chịu, đầy hơi, nôn thức ăn không tiêu nên cho bệnh nhân ăn thực phẩm mềm, lỏng vừa.
  • Bổ sung vitamin B12 dạng uống hoặc dạng tiêm. Bổ sung acid folic bằng thuốc hoặc qua các thực phẩm chứa nhiều acid folic như súp lơ, rau cần, rau diếp, cam, chuối, ngũ cốc, đậu bắp, gạo, trứng,...
  • Bổ sung sắt, canxi và vitamin D qua thực phẩm và thuốc

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?
Nội soi mật tụy ngược dòng giúp chẩn đoán bệnh gì?

Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.

Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng
Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.

Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng
Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng

Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.

Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn
Điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật robot ít xâm lấn

Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.

Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
Sỏi ống mật chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.

Tin liên quan
Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày
Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày

Phương pháp điều trị theo từng giai đoạn ung thư dạ dày như thế nào? Phác đồ điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mà ung thư bắt đầu hình thành trong dạ dày và phạm vi lan rộng của tế bào ung thư.

Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị
Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị

Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?
Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?

Nếu cứ để tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiếp diễn mà không có biện pháp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị loét và xuất huyết dạ dày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây