Điều đặc biệt quan trọng trong thai kỳ mà các mẹ bầu thường bỏ qua - Bệnh viện Từ Dũ
Cúm là một bệnh lý rất thường gặp. Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh là các đối tượng đặc biệt dễ bị nhiễm cúm.
Triệu chứng
- Sốt
- Đau đầu
- Đau cơ
- Ho
- Đau họng
- Mệt mỏi.
Nó có thể đưa đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi. Một vài biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các thay đổi sinh lý của hệ miễn dịch người mẹ khi mang thai là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm cúm và xảy ra các biến chứng do cúm. Bên cạnh đó, nhiễm cúm cũng làm tăng nguy cơ kết cục xấu cho thai kỳ như sinh non.
Khuyến cáo
WHO khuyến cáo nên chủng ngừa cúm hàng năm cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao:
- Phụ nữ mang thai
- Trẻ dưới 5 tuổi
- Người già >65 tuổi
- Người mắc bệnh mạn tính
- Nhân viên y tế.
Vắc-xin cúm có tác dụng gì?
Vắc-xin cúm sẽ kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất các kháng thể kháng vi-rút cúm. Quá trình này sẽ hoàn tất sau 2 tuần kể từ khi bạn tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, vì chủng vi-rút cúm sẽ thay đổi qua mỗi năm và kháng thể được tạo từ vắc-xin của năm nay sẽ không bảo vệ được hoàn toàn khỏi chủng vi-rút của năm sau.
Do đó, để được bảo vệ hoàn toàn, bạn cần được chủng ngừa một liều cúm mới mỗi năm.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm cúm và các biến chứng nặng của cúm. Tuy nhiên trẻ sơ sinh sẽ không được tiêm ngừa cúm cho đến khi được 6 tháng tuổi. Điều đáng mừng là kháng thể từ mẹ có thể qua bánh nhau để vào hệ tuần hoàn của thai.
Do đó, khi bạn tiêm phòng cúm trong khi mang thai, các kháng thể bảo vệ tạo ra sẽ được chuyển sang cho thai nhi. Những kháng thể này sẽ bảo vệ em bé của bạn chống lại bệnh cúm cho đến khi trẻ có thể tiêm vắc-xin khi được 6 tháng tuổi.
Vắc-xin cúm có an toàn không?
Hiện nay, Vắc-xin cúm bất hoạt dạng tiêm được sử dụng khá phổ biến và đã được chứng minh an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và không gây ra các vấn đề về thai kỳ hoặc dị tật bẩm sinh.
Một dạng khác của vắc-xin điều chế từ virus sống giảm độc lực, sản xuất dưới dạng xịt mũi. Loại vắc-xin này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.
Tôi nên chích vắc-xin khi nào?
Bạn có thể chích vắc-xin cúm bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, bất kể tuổi thai. Mùa cúm ở Việt Nam thường bắt đầu từ tháng 4 kéo dài đến tháng 9 (theo WHO). Lý tưởng, bạn nên tiêm ngừa trước khi vào mùa cúm để được bảo vệ tốt nhất.
Tuy nhiên, tiêm ngừa cúm có hiệu quả “bảo vệ kép” cho cả bạn và em bé của bạn, do đó bạn vẫn nên chích vắc-xin cúm dù muộn ở những tháng cuối thai kỳ hoặc ngoài mùa cúm.
Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ
Thai nhi bị nấc cụt trong tử cung có bình thường không?
- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1838 lượt xem
Uống bổ sung viên omega3 trong thai kỳ thế nào?
Năm nay em 34 tuổi, đang mang thai bé thứ 2 được 17 tuần. Buổi sáng, em đang uống 1v canxi và buổi trưa 1v sắt thì được bạn đi Nauy về tặng 2 hộp Omega 3 của hãng Biopharmar. Vậy, nếu em uống thêm viên omega 3 kể trên thì có được không và liều dùng thế nào cho đúng ạ?
- 1 trả lời
- 555 lượt xem
Lỡ uống 1 viên Fluconazol 150mg trong tuần thai kỳ?
Em bị nấm, do không biết mình đã mang thai nên ngay trong tuần đầu của thai kỳ, em đã uống duy nhất 1 viên Fluconazol 150mg. Nay, thai đã được gần 6 tuần, nhưng em rất lo - Liệu 1 viên thuốc đó có gây tác hại gì cho em bé không ạ?
- 1 trả lời
- 1962 lượt xem
Muốn biết thai đang ở trong hay ngoài tử cung?
Trễ kinh 15 ngày, em đi Bv khám, bs bác sĩ nói là siêu âm không thấy có thai và cho em đi xét nghiệm (xn) beta thì kết quả là 924.97miu/ml. Bs nói là có thai nên hẹn em tuần sau tái khám. Đúng hẹn, em đi khám, bs siêu âm kết luận là có cấu trúc echo trống d=7mm bờ mỏng. Sau đó em đi xn beta lại thì có kết quả là 1908.55 miu/ml. Như vậy, không biết là thai em đang ở trong hay ngoài tử cung, thưa bs?
- 1 trả lời
- 1194 lượt xem
Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3781 lượt xem
Chúng ta không biết nhiều về những tác động có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về điều này hiện vẫn đang được tiến hành thì hầu hết các chuyên gia, bao gồm cả Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đều khuyên thai phụ không nên sử dụng cần sa. Tại sao?
Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)
Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.
Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác