1

Dễ nhầm sốt phát ban với bệnh sởi, sốt xuất huyết

Sốt phát ban và bệnh sởi, sốt xuất huyết là các loại bệnh khác nhau nhưng có biểu hiện ban đầu tương đồng nhau. Do đó, người bệnh dễ bị nhầm lẫn dẫn đến chẩn đoán sai bệnh. Việc phát hiện và phân biệt giữa sốt phát ban với bệnh sởi, sốt xuất huyết sẽ giúp cho người bệnh trong việc theo dõi và chăm sóc.

1. Tổng quan bệnh sốt phát ban, sởi, sốt xuất huyết

  • Sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi gây sốt cao, ngứa ngáy, khó chịu. Sốt phát ban ngứa ở trẻ em hay người lớn đều do virus human herpes 6 hoặc trong một số trường hợp là do virus human herpes 7 gây ra. Người bị lây bệnh do nhiễm các loại virus này thông qua tiếp xúc cơ thể với người bị nhiễm bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của họ.

  • Sởi

Sởi là bệnh do một chủng virus morbillivirus, họ Paramyxoviridae - loại virus cấp tính gây nên, có tính chất nguy hiểm và có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

  • Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết có thể gây đau nhức trầm trọng ở cơ và khớp.

Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến dễ dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng, có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột do sốc và tử vong.

2. Phân biệt sốt phát ban với bệnh sởi, sốt xuất huyết

2.1. Tác nhân gây bệnh

Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm virus thông thường (70% - 80%), trong đó nhóm vi rút đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những vi rút lành tính.

Tác nhân gây bệnh sởi là virus thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm vi rút cấp tính.

Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi có tên Aedes aegypti gây nên. Chu kỳ lây nhiễm chủ yếu là muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, tiếp theo virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi tiếp tục trong thời gian đó truyền bệnh cho người.

Dễ nhầm sốt phát ban với bệnh sởi, sốt xuất huyết
Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết chủ yếu do virus dengue từ cơ thể loài muỗi có tên Aedes aegypti gây nên

2.2. Biểu hiện lâm sàng (dấu hiệu mắc bệnh)

  • Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban, bệnh sởi và sốt xuất huyết trung bình khoảng 1 tuần.

Tuy nhiên, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban, bệnh sởi thường có biểu hiện khá giống nhau, thể hiện qua những triệu chứng của tình trạng sốt siêu vi phát ban như bệnh nhân bị sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao.

Còn sốt xuất huyết có các triệu chứng giống như cảm cúm. Người bệnh bắt đầu sốt cao, nhiệt độ có thể tăng một cách đột ngột, sốt lên tới 39 - 40 độ C liên tục trong vài ngày. Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn hoặc nôn, đau rát họng, đau hốc mắt, sổ mũi, tiêu chảy.... Cũng giống như sốt siêu vi phát ban ở trẻ em, sốt xuất huyết ở trẻ sẽ than đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, trẻ biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy.

  • Giai đoạn toàn phát

Sự khác biệt giữa sốt phát ban, bệnh sởi và sốt xuất huyết rõ rệt nhất là vào giai đoạn toàn phát.

Sốt phát ban: Sau khi giảm sốt, người bệnh sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ.

Phát ban do sởi: Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn, gồ lên mặt da, khi mất sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.

Sốt phát ban còn có triệu chứng nổi ban đỏ giống sốt xuất huyết. Để phân biệt, dùng ngón tay cái và trỏ cùng bên căng vùng da quanh nốt phát ban. Nếu thấy chấm đỏ mất đi, buông tay ra thì chấm đỏ hồi phục ngay, là sốt phát ban. Còn nếu vẫn thấy chấm li ti, hoặc sau 2 giây màu đỏ mới xuất hiện lại là sốt xuất huyết.

Dễ nhầm sốt phát ban với bệnh sởi, sốt xuất huyết
Có thể phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết nhờ vào nốt phát ban

2.3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Sốt phát ban:

Do nhóm siêu vi thông thường hầu hết đều là bệnh lành tính. Khi trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc hợp lý về chế độ dinh dưỡng và cách giữ gìn vệ sinh thân thể thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày mà hiếm khi gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.

Bệnh sởi:

Có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhất là những trẻ có sức đề kháng quá kém như trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ nhũ nhi (trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi), trẻ đang sử dụng thuốc kháng viêm dạng corticosteroids liên tục và kéo dài.

Những biến chứng của sởi thường xảy ra bao gồm:

  • Viêm tai giữa cấp chiếm khoảng 10%,
  • Biến chứng viêm phổi nặng chiếm khoảng 5%,
  • Một số biến chứng nguy hiểm khác tuy ít gặp hơn như biến chứng viêm não chiếm khoảng 1‰, viêm loét giác mạc có thể gây mù lòa và suy dinh dưỡng nặng hậu nhiễm sởi cũng là những biến chứng nặng do bệnh sởi gây ra.

Sốt xuất huyết:

  • Sốc mất máu: Do bệnh xuất huyết gây ra việc tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô máu cho nên biếu hiện của việc sốc là máu sẽ bị đẩy ra ngoài. Việc mất máu nhiều khiến cơ thể kiệt quệ và sốt cao dài ngày, vã mồ hôi, nôn nhiều.
  • Biến chứng về mắt: Sốt xuất huyết có thể dẫn đến mù đột ngột do xuất huyết võng mạc hoặc xuất huyết trong dịch kính mắt khiến dịch này che phủ và hòa tan làm cho bệnh nhân gần như mù mắt.
  • Suy tim, thận: Sốt xuất huyết có thể dẫn đến tình trạng suy tim do máu chảy liên tục. Việc này có thể dẫn đến tình trạng suy thận cấp.
  • Tràn dịch màng phổi: Huyết tương bị tràn trong cơ thể có thể khiến viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi hoặc viêm phổi, phù phổi cấp. Nếu không được cấp cứu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Phụ nữ mắc sốt xuất huyết khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Thậm chí có thể dẫn đến sảy thai.

3. Phòng ngừa sốt phát ban, sởi, sốt xuất huyết

 
Dễ nhầm sốt phát ban với bệnh sởi, sốt xuất huyết
Phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng cho trẻ
  • Phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm phòng cho trẻ (nếu có)
  • Đây là những bệnh rất dễ lây lan trong các môi trường như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, bạn cần cách ly và để trẻ ở nhà khi bị bệnh.
  • Luôn giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ ngăn nắp.
  • Hạn chế tối đa đến những vùng đang có dịch.
  • Khi bị những bệnh trên có thể có các biến chứng, do vậy người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc.
  • Hãy lưu ý luôn theo dõi sát thân nhiệt, báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu tệ hơn, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Cùng với sốt phát ban, sởi, sốt xuất huyết, sốt siêu vi phát ban, hay sốt phát ban ngứa ở trẻ em cũng rất dễ xuất hiện ở bất kỳ mùa nào trong năm. Nếu có con nhỏ trong gia đình, bạn nên tìm hiểu rõ để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  919 lượt xem

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1135 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1029 lượt xem

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  960 lượt xem

Bé gái 6 tháng tuổi nặng 7,6kg, dài 62cm có phát triển bình thường không?

Bé gái nhà em hiện nặng 7,6kg, dài 62cm. Cháu được 6 tháng tuổi rồi ạ. Cháu phát triển như vậy có bình thường không ạ? Em có phải bổ sung thêm vitamin gì cho cháu không, bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1547 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 930 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 745 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 782 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 798 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 758 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 893 Lượt xem
Tin liên quan
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Huyết áp cao và cho con bú sữa mẹ
Huyết áp cao và cho con bú sữa mẹ

Nếu bị cao huyết áp trước hoặc trong khi mang bầu, bạn có thể cần thuốc để điều trị sau khi sinh con. Và những điều tốt nhất cho sức khoẻ của bạn có thể không tốt cho trẻ sơ sinh. Hãy thảo luận về những lợi ích và rủi ro của việc cho con bú sữa mẹ và cho trẻ bú sữa công thức với bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp nhất cho mình.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Phát ban ở trẻ sơ sinh
Phát ban ở trẻ sơ sinh

Phát ban rất phổ biến. Tình trạng này thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng cũng có thể trong nhiều tháng liên tiếp. Chúng không lây nhiễm, nhưng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi một vùng da rồi lại mọc ở vị trí khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây