Dấu hiệu trẻ em bị nhiễm HIV

Triệu chứng nhiễm HIV ở trẻ em thay đổi và khác nhau tùy theo giai đoạn. Giai đoạn không có triệu chứng được gọi là giai đoạn tiền triệu. Giai đoạn có triệu chứng - AIDS là giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV. Dấu hiệu HIV ở trẻ em trên lâm sàng khác với người lớn và cũng tùy theo đường lây nhiễm là lây truyền từ mẹ sang con, theo đường máu hay theo đường sinh dục mà biểu hiện sẽ khác nhau.

1. Dấu hiệu HIV ở trẻ em trên giai đoạn tiền triệu

  • Trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ sau khi được sinh ra vẫn bình thường, hoặc chỉ có dấu hiệu nhẹ cân;
  • Khi virus HIV đi vào máu, trẻ có thể có một số dấu hiệu giống như nhiễm virus khác như sốt nhẹ, đau mỏi cơ và không có triệu chứng nào đặc hiệu.

Tùy theo đường lây nhiễm và bệnh lý mắc phải sẵn có mà triệu chứng nhiễm HIV ở trẻ em sẽ khác nhau khi phát triển thành bệnh.

Tuy nhiên, khoảng cách từ giai đoạn tiền triệu sau khi bị nhiễm HIV đến khi có biểu hiện lâm sàng của bệnh ở trẻ em bị lây từ mẹ sang sẽ ngắn hơn so với trẻ bị lây qua đường máu, và cũng ngắn hơn so với người lớn.

2. Dấu hiệu HIV ở trẻ em trên giai đoạn lâm sàng

Dấu hiệu HIV ở trẻ em trên giai đoạn lâm sàng chủ yếu là các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội và các bệnh u. Các biểu hiện lâm sàng này thay đổi ở nhiều cơ quan và dễ nhầm lẫn với những bệnh khác.

2.1 Biểu hiện HIV ở trẻ em không đặc hiệu

Các triệu chứng nhiễm HIV ở trẻ em không đặc hiệu xảy ra sớm bao gồm:

  • Hạch to;
  • Gan lách to;
  • Sụt cân;
  • Sốt kéo dài;
  • Tiêu chảy mạn tính;
  • Nấm Candida miệng;
  • Chàm mạn tính.
Dấu hiệu trẻ em bị nhiễm HIV
Sụt cân, sốt kéo dài có thể là biểu hiện HIV ở trẻ em

 

2.2 Dấu hiệu HIV ở trẻ em trên phổi

Biểu hiện ở phổi là biểu hiện phổ biến khi trẻ bị nhiễm HIV/AIDS. Trong đó, viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho là biểu hiện phổ biến, có đến 30 - 50% trường hợp trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ tiến triển mạn tính ở phổi. Dấu hiệu HIV ở trẻ em trên X-quang phổi cho thấy có đặc điểm hình thâm nhiễm lưới nốt.

Nguyên nhân gây viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho là chưa rõ, tuy nhiên nó có thể là do vai trò trực tiếp của HIV hay virus Epstein - Barr. Mặc dù biểu hiện HIV ở trẻ em trên phổi khi chụp X-quang phổi là có bất thường, tuy nhiên lại không nghe thấy gì ở phổi.

Cần phân biệt viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho và viêm phổi do vi khuẩn, virus hay nấm với viêm phổi do Pneumocystis carinii (PCP).

  • Viêm phổi ở trẻ em do Pneumocystis carinii là nhiễm trùng cơ hội phổ biến nhất. Tuy nhiên, cũng không phát hiện được triệu chứng đặc hiệu nào khi nghe phổi;
  • Viêm phổi do Cytomegalovirus là nguyên nhân thứ hai gây suy thở, một trong những dấu hiệu HIV ở trẻ em;
  • Bên cạnh nhiễm trùng phổi do virus, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS còn bị nhiễm trùng cơ hội do vi khuẩn, trong đó có viêm phổi do Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus, đặc biệt trẻ mới sinh rất dễ bị viêm phổi do Klebsiella;
  • Nhiễm trùng do trực khuẩn lao và các Mycobacterium không điển hình cũng thường gặp ở trẻ;
  • Viêm đường hô hấp do nấm Candida cũng là một trong những dấu hiệu HIV ở trẻ em thường gặp. Những nhiễm trùng phổi này chính là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ.

2.3 Dấu hiệu HIV ở trẻ em trên hệ tiêu hóa

Các dấu hiệu phổ biến đối với hệ tiêu hóa khi trẻ bị nhiễm HIV là:

  • Tiêu chảy: Có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Tiêu chảy kéo dài gây mất nước và sụt cân ở trẻ. Nguyên nhân gây tiêu chảy là do các tác nhân ở ruột như E. coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Entamoeba histolytica. Ngoài ra, nguyên nhân gây tiêu chảy - một trong dấu hiệu HIV ở trẻ em, còn có thể do Cryptoporida, Isospora belli, Candida, Strongyloides stercoralis;
  • Khó nuốt: Nguyên nhân khó nuốt chủ yếu là do bị nhiễm nấm Candida ở miệng và thực quản.

2.4 Dấu hiệu HIV ở trẻ em trên hệ thần kinh

Biểu hiện HIV ở trẻ em trên hệ thần kinh thường bắt đầu bằng:

  • Giảm chức năng trí tuệ;
  • Rối loạn trí nhớ;
  • Rối loạn vận động: bại, thất điều;
  • Rối loạn cảm giác;
  • Bất thường về trương lực cơ, bại não;
  • Não nhỏ trong hai năm đầu. Nước não tủy có thể bình thường hoặc tăng ít tế bào và protein;
  • Khi chụp cắt lớp điện toán có thể thấy hiện tượng teo não với não thất giãn, có hiện tượng vôi hóa ở vùng nền sọ, thùy trán, kèm tổn thương chất trắng ở não;
  • Biểu hiện HIV ở trẻ em gây nhiễm trùng cơ hội ở não - màng não: viêm màng não do lao, Cryptococcus, hoặc do virus herpes, cytomegalo. Cũng có thể gặp nhiễm trùng do toxoplasma với triệu chứng điển hình cấp tính là rối loạn vận động cục bộ. Viêm màng não do Cryptococcus được xem là dấu hiệu xác định chẩn đoán AIDS, tuy nhiên rất hiếm.

Biểu hiện HIV ở trẻ em trên hệ thần kinh là khá cao, hầu hết là do bản thân HIV gây ra, còn phần khác là do nhiễm trùng cơ hội và ung thư gây ra. Khi mắc bệnh não do bị nhiễm HIV thì mức độ và tiến triển của bệnh khác nhau, có thể cấp hoặc bán cấp, tiến triển từ từ trong vài năm hoặc vài tháng.

2.5 Dấu hiệu HIV ở trẻ em trên da

Biểu hiện HIV ở trẻ em trên da là rất phổ biến với các triệu chứng điển hình như:

  • Zoster;
  • Nhiễm virus Herpes;
Dấu hiệu trẻ em bị nhiễm HIV
Nhiễm virus Herpes là dấu hiệu trên da của trẻ bị HIV

 

  • Bị nấm Candida ở miệng, hậu môn và bộ phận sinh dục;
  • Bị chốc lở, mụn nhọt tái diễn;
  • Bị viêm lỗ chân lông, nhiễm virus papova gây ra các u nhầy ở vùng cổ và toàn thân, sẩn ngứa, bạch sản ở rìa lưỡi;
  • Biểu hiện HIV ở trẻ em trên da do sarcoma Kaposi là hiếm gặp.

2.6 Các dấu hiệu HIV ở trẻ em khác

  • Bệnh hạch dai dẳng toàn thân:

Bệnh xảy ra sớm trong quá trình nhiễm HIV với biểu hiện lâm sàng là hạch sưng to (lớn hơn 1 cm) và kéo dài trên 3 tháng. Xuất hiện nhiều hạch ở nhiều vùng bạch huyết, thường thấy ở bẹn, nách, và các nơi khác. Sờ thấy hạch chắc và không đau. Mặc dù hạch to nhưng không có ý nghĩa tiên lượng. Ngược lại, khi bệnh tiến triển nặng thì hạch nhỏ dần và biến mất. Do đó, khi thấy hạch đang to rồi nhỏ lại là dấu hiệu tiên lượng nặng. Khi hạch nhỏ dần thì có biểu hiện sốt, sụt cân, tiêu chảy kéo dài. Đây là những triệu chứng nhiễm HIV ở trẻ em đang tiến triển thành AIDS đầy đủ. Trường hợp hạch xuất hiện trở lại, thì có thể là hạch của lao, hạch của di căn ung thư hay hạch do bệnh u lympho.

  • Các bệnh tự miễn:

Dấu hiệu HIV ở trẻ em là xuất hiện nhiều bệnh tự miễn. Các bệnh này phản ánh tình trạng hoạt hóa đa clone của tế bào B và tình trạng tăng gamma globulin máu. Thường gặp là bệnh giảm tiểu cầu tự miễn, bệnh gây xuất huyết dưới da, đa số phát hiện thấy kháng thể kháng tiểu cầu và phức hợp miễn dịch trong máu. Bệnh thiếu máu tan máu tự miễn cho nghiệm pháp Coombs dương tính, yêu cầu phải truyền máu. Bệnh tự miễn ở tim mạch khi giải phẫu bệnh cho thấy triệu chứng viêm màng ngoài tim tăng tế bào đơn nhân to, viêm cơ tim, viêm màng trong tim.

  • Nhiễm trùng cơ hội:

Biểu hiện HIV ở trẻ em trên lâm sàng chủ yếu là nhiễm trùng cơ hội ở nhiều bộ phận. Trong nhiều trường hợp, nhiễm trùng cơ hội còn là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh AIDS ở trẻ em. Dấu hiệu HIV ở trẻ em gây ra các nhiễm trùng cơ hội bao gồm:

Điều trị nhiễm trùng cơ hội tốt sẽ làm giảm tử vong hàng năm.

  • Biểu hiện ung thư:

Dấu hiệu HIV ở trẻ em gây ung thư bao gồm Sarcom Kaposi và u lympho ác tính là rất hiếm gặp. Sarcoma Kaposi là loại ung thư nội mạc mạch ở da, niêm mạc, phủ tạng và hạch, với các biểu hiện là những mảng màu tím hoặc hồng nâu xuất hiện bất kỳ trên phần nào của cơ thể và từ đó phát triển dần thành u. Sarcoma Kaposi được xem là triệu chứng xác định để chẩn đoán AIDS. U lympho thường gặp nhiều trong ung thư trẻ em nói chung, chủ yếu là u lympho không Hodgkin.

Triệu chứng nhiễm HIV ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác và thay đổi tùy vào đường lây truyền bệnh, cũng như ở các bộ phận khác trong cơ thể. Vì thế tốt nhất là cho trẻ đi khám bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm xác định HIV một cách chính xác nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ lại bị nhiễm liên cầu khuẩn, có đáng lo ngại không?

Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1022 lượt xem

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1146 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  942 lượt xem

Trẻ bị hắt hơi suốt mùa thu – đây có phải dấu hiệu bị dị ứng không?

Bé nhà tôi bị hắt hơi suốt mùa thu. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  776 lượt xem

Quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không?

Bác sĩ cho tôi hỏi, quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  955 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 912 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 714 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 948 Lượt xem
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ 04:39
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi 1 - 2 tuổi và nguyên nhân thường do viêm mũi họng.Dù là bệnh phổ biến, nhưng...
 3 năm trước
 858 Lượt xem
Tin liên quan
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm
7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm

Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!

Cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả
Cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả

Trẻ em nhạy cảm với thuốc hơn người lớn. Nếu cho bé uống sai liều hoặc sai thời gian, thì ngay cả một số loại thuốc lành tính không cần kê toa cũng có thể không mang lại hiệu quả hoặc gây hại. Dưới đây là những lời khuyên dành cho cha mẹ để cho bé uống thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Liệu vắc xin có thực sự hiệu quả?
Liệu vắc xin có thực sự hiệu quả?

Một số người thắc mắc rằng liệu có đúng là ngày nay một số người vẫn bị mắc bệnh mặc dù đã được tiêm phòng vắc xin (ví dụ như vắc xin sởi). Đó là sự thật, nhưng điều này không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả mà chỉ là chúng không hiệu quả hoàn toàn.

Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?
Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?

Nhiễm trùng tai là bệnh được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở trẻ em tại Mỹ (sau cảm lạnh). Một nghiên cứu lớn cho thấy 23% trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi tròn 1 tuổi và hơn 1 nửa bị ít nhất một lần khi được 3 tuổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây