1

Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp ở trẻ từ 5 đến 36 tháng tuổi - khi sức đề kháng của trẻ còn yếu. Bệnh thường vô hại và sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

1. Sốt phát ban ở trẻ là gì?

Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt và nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bệnh thường vô hại và sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng.

Có nhiều loại sốt phát ban, nhưng 2 loại phổ biến nhất là ban đỏ và ban đào:

  • Ban do virus rubella (ban đào): Ban do rubella thường dày hơn và có màu nhạt hơn ban sởi. Virus gây bệnh rubella khá lành tính đối với trẻ em nhưng lại rất nguy hiểm cho phụ nữ đang mang thai.
  • Ban do virút sởi (ban đỏ): Đặc điểm ban sởi là nổi ban dạng sẩn (vết phát ban gồ lên mặt da), khi hết sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.

Nguyên nhân gây bệnh là do lây nhiễm virus từ người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể với người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của họ. Ví dụ như, một đứa khỏe mạnh có thể sẽ bị nhiễm virus nếu dùng chung cốc với đứa bé sốt phát ban. Tuy nhiên, bệnh không lây truyền qua giao tiếp.

2. Biến chứng nguy hiểm của sốt phát ban

Thông thường, sốt phát ban ở trẻ ít khi gây ra biến chứng nào đáng kể. Nếu không có bệnh gì khác, thường là trẻ em và người lớn bị sốt phát ban sẽ bình phục nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với những bé sốt phát ban có hệ miễn nhiễm bị yếu có thể sẽ để lại một số biến chứng sau:

  • Giật kinh: Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban có thể bị giật kinh nếu nhiệt độ tăng nhanh bất thình lình. Khi bị giật kinh, trẻ sẽ có thể bất tỉnh, có biểu hiện tay chân giật, mắt trợn lên khoảng vài phút. Trong trường hợp đó, người lớn nên cho trẻ đi khám bệnh ngay. Nhưng cũng may mắn là chứng giật kinh do sốt cao thường không gây ra nguy hiểm gì cho trẻ cả.
  • Mắc bệnh sốt phát ban mới: Những trẻ sau khi được ghép tủy hay cơ quan khác, có thể mắc bệnh sốt phát ban mới hay bị bệnh cũ tái phát. Trường hợp này, trẻ thường sẽ bị nặng hơn và lâu bình phục hơn.
  • Các biến chứng khác: Trong một số trường hợp, nếu như chăm sóc và điều trị cho trẻ không đúng cách, bệnh có thể để lại các biến chứng nặng như gây nên chứng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim, giảm tiểu cầu nặng và chảy máu, viêm màng não.
Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Nếu chăm sóc và điều trị cho trẻ không đúng cách, bệnh có thể để lại các biến chứng nặng

3. Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Ban do virus rubella (ban đào): Phát ban lúc đầu ở mặt sau đó lan xuống dưới chân, thời gian phát ban thường kéo dài khoảng 3 ngày. Ban do rubella thường dày hơn và có màu nhạt hơn ban sởi, có thể kèm theo tình trạng sưng hạch sau tai, hạch cổ và dưới chẩm, sốt phát ban ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tình trạng bị đau khớp. Virus gây bệnh rubella tuy khá lành tính đối với trẻ em nhưng lại rất nguy hiểm cho phụ nữ đang mang thai.

Ban do virút sởi (ban đỏ): Khi mới nhiễm bệnh trẻ thường bị sốt, khi dấu hiệu sốt giảm sẽ xuất hiện dấu hiệu phát ban, lúc đầu ở sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là nổi ban dạng sẩn (vết phát ban gồ lên mặt da), khi hết sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Ngoài ra, có một số triệu chứng kèm theo của sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là chảy nước mũi, ho hoặc đỏ mắt. Virút sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhất là biến chứng viêm phổi và viêm não do virus.

4. Phòng và chăm sóc khi trẻ bị sốt phát ban

4.1. Chăm sóc khi trẻ bị sốt phát ban

 

Đầu tiên, khi bé sốt phát ban, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và cách chữa trị tốt nhất. Sau đó, trẻ có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà như sau:

Hạ sốt phát ban, giảm ho ở trẻ:

  • Khi bé đang bị sốt cao trong quá trình bị bệnh thì bạn cần lưu ý trong việc hạ sốt tức thì cho trẻ, tránh các biến chứng nặng nề không mong muốn.
  • Đối với trẻ sơ sinh bị sốt phát ban (từ 0 – 6 tháng tuổi): Bạn không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ mà cần gặp bác sĩ và tuân theo các hướng dẫn điều trị bệnh.
  • Đối với trẻ em trên 6 tháng tuổi: Nếu trẻ chỉ mệt mỏi, bỏ ăn thì không cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Trường hợp trẻ sốt cao quá, > 39 độ C thì mới cho trẻ dùng thuốc theo toa/đơn của bác sĩ điều trị.
  • Ngoài dùng thuốc, bạn có thể dùng các cách đơn giản để hạ sốt an toàn cho trẻ nhỏ như chườm ấm trẻ bằng khăn nhúng nước ấm (tránh dùng nước lạnh), mặc đồ thoáng mát cho trẻ, dùng chăn đắp kín hoặc dùng chăn dày cho trẻ.
  • Cho trẻ uống các loại thuốc giảm ho có nguồn gốc từ thảo dược.

Làm thông mũi trẻ:

  • Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm. Đây là phương pháp giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ hơn.

Chế độ sinh hoạt, ăn uống cho trẻ:

  • Cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, chia thành nhiều bữa.
  • Trong quá trình điều trị trẻ sơ sinh bị sốt phát ban, bạn có thể tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, không nên kiêng gió, kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu, dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Nhưng cha mẹ không nên để trẻ bị nhiễm lạnh.
  • Vệ sinh sạch sẽ quần áo và các vật dụng cá nhân trẻ sử dụng như chăn, gối, khăn lau...
  • Từ khi phát bệnh đến khi bệnh khỏi hoàn toàn, bạn cần cho trẻ nghỉ ngơi trên giường.
  • Môi trường sống cũng cần phải sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm thấp, bí bách dễ phát sinh vi khuẩn.
  • Trong những trường hợp cần thiết, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn về sức khỏe.
Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị sốt phát ban cần kiêng gió

Ở trường hợp nhẹ, bạn có thể theo dõi và kết hợp điều trị tại nhà. Tuy nhiên bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị tốt nhất, hạn chế tối đa các rủi ro xảy đến với trẻ khi gặp các trường hợp khẩn cấp sau:

  • Trẻ bị sốt cao > 39.4 độ C
  • Trẻ bị sốt cao, không kiểm soát được nhiệt độ dù đã dùng thuốc hạ sốt
  • Sau 3 ngày điều trị nhưng bé sốt phát ban không có chuyển biến tích cực
  • Đối với trẻ có hệ miễn dịch yếu, trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Bố mẹ nghi ngờ trẻ đang bị mất nước do tiêu chảy.

XEM THÊM:

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Tin liên quan
Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Sau Sinh Thường Có Thể Bạn Chưa Biết
Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Sau Sinh Thường Có Thể Bạn Chưa Biết

Để bắt đầu quan hệ tình dục sau sinh thường bạn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe của người mẹ, quá trình hồi phục sau sinh và tâm lý của cả hai vợ chồng. Điều quan trọng nữa là hai vợ chồng cần chủ động sử dụng biện pháp tránh thai trong khoảng thời gian đầu khi quan hệ tình dục sau sinh con.

Trị mụn trứng cá và sẹo mụn bằng dầu hoa anh thảo có hiệu quả không?
Trị mụn trứng cá và sẹo mụn bằng dầu hoa anh thảo có hiệu quả không?

Hoa anh thảo là một loài hoa màu vàng mọc nhiều ở Bắc Mỹ và một phần của Châu Âu. Từ lâu loài cây này đã được sử dụng làm thuốc chữa lành vết thương và cân bằng hormone. Lợi ích chữa bệnh của cây hoa anh thảo có thể là nhờ hàm lượng axit gamma-linoleic (GLA) cao. GLA là một loại axit béo omega-6 có đặc tính chống viêm mạnh. Vì thế nên dầu hoa anh thảo được cho là có tác dụng trị mụn trứng cá.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây