1

Làm thế nào khi trẻ bị sốt phát ban cao, quấy khóc nhiều?

Khi bị sốt phát ban, trẻ thường có những thay đổi về trạng thái tinh thần rõ rệt như quấy khóc,... Tiếp đó, trẻ bị sốt, sổ mũi, ho, một số trẻ còn bị tiêu chảy, mấy ngày sau, bắt đầu xuất hiện những vết chấm đỏ trên cơ thể. Bệnh sốt phát ban tuy lành tính nhưng nếu hiểu và điều trị sai thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

1. Nguyên nhân trẻ bị sốt phát ban?

Sốt phát ban trẻ em hay người lớn thường do virus rubella (hay còn gọi ban đào) và virus sởi (hay còn gọi ban đỏ). Ban do rubella thường dày hơn và có màu nhạt hơn ban sởi, virus gây bệnh rubella khá lành tính đối với trẻ em nhưng lại rất nguy hiểm cho phụ nữ đang mang thai. Ban do virút sởi (ban đỏ) là nổi ban dạng sẩn (vết phát ban gồ lên mặt da), khi hết sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.

Nguyên nhân gây bệnh là do lây nhiễm virus từ người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể với người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của họ.

Biểu hiện chung của sốt phát ban ở trẻ em là sau thời gian ủ bệnh khoảng một tuần, trẻ thường bị sốt, có thể sốt nhẹ từ 37,5 độ C – 38 độ C hoặc sốt cao từ 39 độ C – 40 độ C, tùy theo thể trạng và nguyên nhân gây bệnh, khi bớt sốt sẽ xuất hiện hồng ban trên người với những tính chất đặc thù của từng bệnh, cụ thể như sau:

  • Ban do vi rút sởi (ban đỏ): Khởi bệnh trẻ thường bị sốt, khi dấu hiệu sốt giảm sẽ xuất hiện dấu hiệu phát ban, lúc đầu ở sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng sẽ mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn, gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Sốt phát ban trẻ em do sởi thường có kèm theo các triệu chứng như chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt.
  • Ban do virus rubella (ban đào): phát ban lúc đầu ở mặt sau đó lan xuống dưới chân, thời gian phát ban thường kéo dài khoảng 3 ngày. Ban do rubella thường dày hơn và có màu nhạt hơn ban sởi, có thể kèm theo tình trạng sưng hạch sau tai, hạch cổ và dưới chẩm, bệnh nhân có thể bị đau khớp.
Làm thế nào khi trẻ bị sốt phát ban cao, quấy khóc nhiều?
Trẻ có thể bị phát ban và sốt do vi rút sởi

2. Làm thế nào khi trẻ bị sốt phát ban cao, quấy khóc nhiều?

Khi có dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị sốt phát ban, phụ huynh thường lên mạng để tìm các thông tin về hình ảnh trẻ bị sốt phát ban hay trẻ sốt phát ban phải làm sao để điều trị cho trẻ. Tuy nhiên, việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm là nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và cách chữa trị tốt nhất. Sau đó, việc điều trị trẻ sốt phát ban tại nhà dưới sự hướng dẫn của bác sĩ trong giai đoạn trẻ sốt rất quan trọng để giúp trẻ tăng sức đề kháng, nhanh chóng hạ sốt. Việc chăm sóc trẻ thường cần hướng tới các mục tiêu:

Theo dõi nhiệt độ và cho hạ nhiệt khi cần thiết:

  • Phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên, cho hạ nhiệt khi cần thiết để tạo cho trẻ có cảm giác dễ chịu. Paracetamol dạng uống và dạng đặt hậu môn thường được dùng cho trẻ sốt với liều lượng 10mg/kg/lần (4-6 tiếng/lần)
  • Dù thời tiết là mùa đông, khi trẻ sốt, phụ huynh cũng nên nới lỏng quần áo cho trẻ.
  • Trong quá trình điều trị trẻ sơ sinh bị sốt phát ban, bạn có thể tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, không nên kiêng gió, kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu, dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Nhưng cha mẹ không nên để trẻ bị nhiễm lạnh.
  • Chườm ấm bằng khăn mềm hoặc lau người trẻ bằng khăn ấm không nên quá 10 phút/ giờ.
  • Chỉ áp dụng nếu trẻ bị sốt cao, sốt ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
  • Ngoài dùng thuốc, bạn có thể dùng các cách đơn giản để hạ sốt an toàn cho trẻ nhỏ như chườm ấm trẻ bằng khăn nhúng nước ấm (tránh dùng nước lạnh), mặc đồ thoáng mát cho trẻ, dùng chăn đắp kín hoặc dùng chăn dày cho trẻ.
  • Nếu trẻ bị ho, cho trẻ uống các loại thuốc giảm ho có nguồn gốc từ thảo dược.
  • Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm. Đây là phương pháp giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ hơn.

Bù nước đầy đủ cho trẻ:

  • Phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước: nước hoa quả, nước súp, oresol..
  • Khi được cung cấp đủ nước, thông thường cứ cách 4 tiếng trẻ đi tiểu 1 lần.
  • Cha mẹ vẫn cần theo dõi các dấu hiệu bất thường ở trẻ:
  • Cha mẹ vẫn cần theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo như đã đề cập ở trên để nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu cần thiết.

Đồng thời, từ khi sốt đến khi bệnh khỏi hoàn toàn, bạn cần cho trẻ nghỉ ngơi trên giường và môi trường sống cũng cần phải sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm thấp, bí bách dễ phát sinh vi khuẩn.

Khi phụ huynh thấy sốt phát ban trẻ em cao > 39.4 độ C, không kiểm soát được nhiệt độ dù đã dùng thuốc hạ sốt, sau 3 ngày điều trị nhưng sốt phát ban không có chuyển biến tích cực và những trẻ có hệ miễn dịch yếu, dưới 6 tháng tuổi hoặc trẻ đang bị mất nước do tiêu chảy thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị tốt nhất, hạn chế tối đa các rủi ro xảy đến với trẻ.

Làm thế nào khi trẻ bị sốt phát ban cao, quấy khóc nhiều?
Bù nước cho trẻ bằng oresol

3. Phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ

  • Nhiều bệnh nhân dù chưa có biểu hiện phát ban song đã bị nhiễm bệnh do đó cần tránh trẻ tiếp xúc với những người đang bị nghi ngờ là mắc bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ dưỡng chất, đặc biệt là thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Khi bé xuất hiện triệu chứng của sốt phát ban, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế khám sớm để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh. có đầy đủ các bác sĩ chuyên sâu về thần kinh, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, ung bướu... ngay tại khoa Nhi, có thể điều trị sốt phát ban hiêụ quả và các biến chứng nếu có nhanh, chính xác, hiệu quả, tiết kiệm thời gian di chuyển giữa các khoa. Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao đưa ra phác đồ điều trị chính xác nhất.

Ngoài ra, để phòng ngừa sốt phát ban trẻ em tốt nhất, bạn nên cho bé tiêm chủng đầy đủ. Đối với trẻ từ 9 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Khi trẻ đã được 12 – 15 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ tiêm vắc xin 3 trong 1 (rubella được phòng chung với sởi và quai bị). Khi trẻ đã được 4 – 6 tuổi, bạn cần cho trẻ tiêm nhắc lại liều thứ hai để tăng khả năng phòng bệnh. Hiện trung tâm tiêm chủng có đầy đủ các loại vắc-xin này. Toàn bộ vắc-xin có chất lượng cao, xuất xứ rõ ràng, đảo bảo an toàn từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé 3 tháng tuổi 4,6kg biếng ăn, trước khi ngủ hay quấy khóc

Chào bác sĩ! Bé nhà em hiện nay được 3 tháng 6 ngày ạ. Em sinh bé được 2,2kg. Tháng thứ nhất bé tăng 1kg, tháng thứ hai tăng 0,7kg, tháng thứ ba tăng 0,6kg. Và hiện tại bé được 4,6kg, tức là tăng 2,4kg so với lúc mới đẻ. Bác sĩ cho em hỏi cân nặng của bé như vậy có ổn không ạ? Gần 1 tháng trở lại đây, bé nhà em có dấu hiệu biếng ăn, trước khi ngủ bé cũng hay quấy khóc. Em cho bé ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ ạ. Bé biếng ăn và ngủ hay quấy khóc như vậy có bình thường không ạ và em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  738 lượt xem

Tại sao trẻ 2 tháng nặng 6kg đêm hay quấy khóc và thở khò khè, ọc sữa?

Bé nhà em lúc sinh nặng 3,5kg. Sau 2 tháng tuổi bé nặng 6kg. Buổi tối từ 7 hoặc 8h tối, bé khóc suốt. Đến 10h thì tự nín và đi ngủ. Bé hay bị khò khè và hay ọc sữa do có nhớt ở trong miệng. Tình trạng của bé như vậy là sao ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  737 lượt xem

Bé 2 ngày không đi ị là quấy khóc dữ dội có phải cho đi khám không?

Hiện giờ con nhà em được 2 tháng tuổi. Bé nhà em mỗi lần đi ị rất khó khăn, bé rặn đỏ hết mặt nhưng mỗi lần đi chỉ được chút xíu. Nếu 2 ngày mà không ị được là bé khóc dữ dội, quấy khóc kiểu rất khó chịu. Bé nhà em như vậy có phải bị bệnh gì về đường ruột không ạ? Em có phải cho bé đi khám không bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  541 lượt xem

Trẻ 1 tháng tuổi không ngủ, quấy khóc ban đêm thì phải làm gì?

Con em mới sinh được 1 tháng tuổi. Tuy nhiên bé rất hay giật mình, ban đêm thì quấy khóc, không chịu bú cũng ko ngủ. Em phải làm gì đây ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  499 lượt xem

Trẻ hơn 4 tháng tuổi chưa biết với đồ trước mặt, chưa biết quay mặt lại khi mẹ gọi có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không?

Hiện bé nhà em đã được 4 tháng 10 ngày tuổi. Nhưng không hiểu sao bé chưa biết quay mặt lại khi nghe mẹ gọi, chưa đòi khi mẹ đi quá, cũng không ê a trò chuyện mà chỉ cười khi mọi người trêu đùa, bé cũng chưa biết với tay để lấy đồ trước mặt ạ. Bé nhà em có những biểu hiện như vậy có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1751 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 603 Lượt xem
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời 09:29
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời
- Tại sao ngay sau sinh cần sàng lọc sơ sinh, trong khi đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ?- Sàng lọc sơ sinh có ý...
 3 năm trước
 635 Lượt xem
Tin liên quan
Phát ban ở trẻ sơ sinh
Phát ban ở trẻ sơ sinh

Phát ban rất phổ biến. Tình trạng này thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng cũng có thể trong nhiều tháng liên tiếp. Chúng không lây nhiễm, nhưng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi một vùng da rồi lại mọc ở vị trí khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây