1

Bé sốt phát ban có nên tắm không?

Sốt phát ban là căn bệnh thường gặp người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị thăm khám và điều trị kịp thời.

1. Sốt phát ban là gì?

Tình trạng trẻ bị nóng sốt, trên bề mặt da nổi các đốm nhỏ màu đỏ được gọi là sốt phát ban. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus, nhất là virus đường hô hấp. Sau khi tấn công cơ thể khoảng 1 tuần, virus sẽ khiến trẻ phát bệnh với các biểu hiện:

  • Sốt: trẻ có thể sốt trong khoảng từ 38 đến 39,4 độ C tùy thuộc vào thể trạng của mỗi bé. Một số trường hợp có kèm theo ho, sổ mũi, viêm họng hoặc sưng hạch bạch huyết ở cổ. Sốt thường kéo trong khoảng từ 3 đến 5 ngày.
  • Phát ban: nốt ban sẽ xuất hiện từ ngực, lưng, bụng rồi lan dần tới cánh tay, cổ sau khi cơn sốt cắt. Nốt ban thường có màu hồng, không gây ngứa và kéo dài trong vài ngày. Một số nốt ban có thể được bao quanh bởi một vòng màu trắng.

Ngoài ra, trẻ sốt phát ban có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như sưng mí mắt, quấy khóc, chán ăn, tiêu chảy nhẹ...

Phần lớn các trường hợp sốt phát ban không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu người bệnh sốt cao có thể dẫn đến các biến chứng khó lường.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh, phát ban có thể xuất hiện theo sau những cơn sốt, da trẻ sẽ xuất hiện các đốm nhỏ hoặc bị sưng lên. Bao quanh những nốt ban là một lớp màu trắng. Tình trạng phát ban ở trẻ em sẽ lan rộng từ từ bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng tới cổ và cánh tay. Chân và tay có thể không xuất hiện vết ban. Tình trạng này thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây bất kỳ sự khó chịu nào cho trẻ.

 

Theo đó, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ nếu trẻ có những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ sốt cao hơn 39,5°C
  • Trẻ bị sốt và phát ban trên 7 ngày
  • Sau 3 ngày, phát ban không chuyển biến tốt
  • Hệ miễn dịch của bé bị suy giảm và bé từng tiếp xúc với người mắc bệnh sốt phát ban.
Bé sốt phát ban có nên tắm không?
Virus đường hô hấp là nguyên nhân chính gây sốt phát ban

2. Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ

 

Theo các chuyên gia, virus đường hô hấp là nguyên nhân chính gây sốt phát ban, bao gồm virus sởi, virus gây bệnh rubella, adeno virus, echo virus, nhóm enterovirus...

Đây chính là nguyên nhân tại sao trẻ có thể bị sốt phát ban nhiều lần. Trẻ bị sốt phát ban do virus sởi và virus gây bệnh rubella là 2 nguyên nhân thường gặp.

3. Bé sốt phát ban có nên tắm hay không?

 

Trẻ sẽ ra mồ hôi nhiều hơn so với người bình thường khi bị sốt phát ban. Đồng thời, trẻ thường cảm thấy ngứa ngáy do bị nóng trong người. Nếu tiếp tục bắt trẻ phải kiêng nước mà không tắm, cộng thêm việc gãi ngứa khi da không được vệ sinh sẽ thì trẻ rất dễ mắc các bệnh da liễu như viêm da, mẩn đỏ, loét da,...

Trên thực tế, không ít người cho rằng khi trẻ bị sốt phát ban, không nên tắm cho trẻ bởi điều này sẽ khiến bệnh của trẻ nặng hơn và lâu khỏi hơn, do đó, trẻ không được tắm gội. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm, cơ thể trẻ sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi khi bị sốt, vì thế nếu kiêng nước, kiêng tắm, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Các chuyên gia cho biết, tắm cho trẻ khi bị sốt phát ban là cách giúp trẻ hạ thân nhiệt, giúp tình trạng bệnh của trẻ có tiến triển tốt do cơ thể được loại bỏ được mồ hôi, vi khuẩn tồn đọng trên da. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, sạch sẽ, da không bị tích tụ vi khuẩn, mồ hôi sẽ làm giảm sự ngứa ngáy, nhờn rít trên da. Vì thế, để trả lời cho câu hỏi bé sốt phát ban có nên tắm không? thì câu trả lời là cha mẹ nên tắm cho trẻ nhưng nên cho trẻ tắm ở nơi kín gió, tắm bằng nước ấm pha thêm một chút muối hoặc làm theo sự chỉ dẫn chăm sóc trẻ bị sốt phát ban từ khuyến cáo của bác sĩ.

Bé sốt phát ban có nên tắm không?
Mẹ nên tắm cho bé khi bị sốt phát ban ở nơi kín gió, nước ấm pha thêm chút muối

4. Trẻ bị sốt phát ban mẹ cần lưu ý điều gì?

 

Dưới đây là một số lưu ý cha mẹ cần ghi nhớ khi trẻ bị sốt phát ban:

  • Không để trẻ ở trong không gian ẩm ướt, chật hẹp
  • Không cho trẻ gãi lên bề mặt da
  • Cho trẻ tắm rửa sạch sẽ nhưng không ngâm nước quá lâu bởi sẽ khiến trẻ dễ bị cảm cúm hoặc những biến chứng khác
  • Tránh xa những nơi đông người như trường học, khu vui chơi...
  • Không nên mặc cho trẻ những bộ đồ bó sát nhằm tránh kích ứng da. Thay vào đó, cha mẹ nên mặc cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để giúp trẻ giảm ngứa ngáy, đồng thời giúp cơ thể dễ chịu
  • Không để trẻ uống nước đá, ăn kem hoặc những thực phẩm khó tiêu
  • Không cho trẻ ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Bản chất của sốt phát ban là một căn bệnh lành tính. Bệnh sẽ sớm khỏi mà không gây ra biến chứng nếu cha mẹ thực hiện kiêng khem đúng cách cho trẻ kết hợp với việc thăm khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì thế, cha mẹ hãy nhanh chóng cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu trong trường hợp trẻ bị sốt phát ban kèm theo các hiện tượng: đã dùng thuốc và chườm mát nhưng nhiệt độ không hạ, đại tiện có máu, thở mệt, co giật, mê man, chảy mủ trong tai. Bệnh sẽ kéo dài và dễ xảy ra các biến chứng như: viêm não, viêm tai giữa, viêm phổi,... nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé gái 6 tháng tuổi nặng 7,6kg, dài 62cm có phát triển bình thường không?

Bé gái nhà em hiện nặng 7,6kg, dài 62cm. Cháu được 6 tháng tuổi rồi ạ. Cháu phát triển như vậy có bình thường không ạ? Em có phải bổ sung thêm vitamin gì cho cháu không, bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1363 lượt xem

Trẻ 10 tháng nặng 8,3kg, dài 73cm có phát triển bình thường không?

Cháu nhà em khi sinh nặng 3,4kg. Giờ bé được 10 tháng tuổi và nặng 8,3kg, dài 73cm. Em cho cháu bú sữa mẹ hoàn toàn. Từ khi cháu được 6 tháng, cháu có bú thêm sữa ngoài, ngày được 300-400ml sữa. Cháu đã ăn dặm bột, cháo 2 lần/ngày, mỗi lần nửa bát, ăn thêm cả sữa chua, trái cây... Ban ngày cháu ngủ 2-3h, tối ngủ 10h nhưng chập chờn, không sâu giấc. Cháu ăn chơi bình thường. Hiện giờ bé đã biết bám, với và biết tập đứng nhưng không bò, tóc lưa thưa, chưa mọc răng. Bé như vậy có bình thường không bác sĩ? Em phải làm để cháu tăng cân nhanh hơn ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  821 lượt xem

Trẻ 6 tháng chưa biết với tay ra lấy đồ ở trước mặt có phải là chậm phát triển không?

Bé nhà em sinh non lúc mẹ mang thai mới được 35 tuần 6 ngày ạ. Bé sinh nặng 2,2kg. Hiện bé đã được 6 tháng và nặng 6,5kg. Từ lúc 4,5 tháng bé đã biết lật. Tuy nhiên giờ 6 tháng rồi mà bé vẫn chưa thể với tay để lấy đồ vật ở đằng trước. Hiện vòng đầu của bé là 39cm. Bé nhà em như vậy có phải là chậm phát triển không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1266 lượt xem

Trẻ 3 tháng 11 ngày và nặng 6,12kg, cao 62,5cm có phát triển bình thường không?

Em bé nhà em sinh mổ nặng 3,6kg. Hiện giờ bé đã được 3 tháng 11 ngày và nặng 6,12kg, cao 62,5cm. Bé nhà em như vậy có phát triển bình thường không ạ? Bé nhà em rất háu ăn nhưng từ khi được 2,5 tháng, lúc bé biết lẫy và hóng chuyện thì lại rất lười ăn, chỉ chịu ăn khi đã ngủ. Ngày bé ti được 500ml sữa và có ăn vặt thêm. Bà nội thấy cháu lười ăn thì ép uống sữa nhưng cũng không ép được, bé quẫy đạp không hợp tác. Từ khi bé được 1 tháng tuổi đến nay tối nào cũng tầm 6h là bé rất quấy, cho ti để ngủ nhưng cũng khốc gắt lên, rướn người không chịu ti. Nhưng sau 6h thì bé lại ti được bình thường và ngủ rất say. Em cần làm gì để cho bé chịu ăn và ít quấy hơn ạ? Và liên tục trong gần 4 tháng qua em đổi 5 loại sữa công thức cho bé có được không ạ? Hàng ngày em có cho bé uống 1-2 giọt vitamin D3 nhưng sao bé vẫn bị bẹp đầu và rụng tóc vành khăn ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  647 lượt xem

Trẻ hơn 3 tháng ngủ ít có ảnh hưởng đến sự phát triển không?

Em sinh bé được 3,1kg. Hiện giờ bé được 3 tháng 4 ngày và nặng 6,5kg. Hàng tháng bé vẫn tăng cân đều đặn. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn ạ. Tuy nhiên, dạo này em thấy bé rất lười bú. Vì bé bú ít nên còn dẫn đến táo bón nữa. Bình thường bé đi ị mấy lần một ngày cơ ạ. Ngoài ra, bé nhà em còn rất hay sặc sữa. Và bé cũng ngủ rất ít. Cả ngày bé ngủ được từ khoảng 10 -12h, đêm thì thức đến 2h mới chịu ngủ. Ban ngày thì cứ 2 tiếng bé ngủ một lần, nhưng chỉ ngủ được 15-30 phút là lại dậy. Bé ngủ ít có ảnh hưởng đến sự phát triển không? Bé còn đang bị nghẹt mũi và họng có đờm và thỉnh thoảng phát ra 1 đến 2 tiếng ho ạ. Em cần làm gì để khắc phục những tình trạng trên của bé?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  342 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời 09:29
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời
- Tại sao ngay sau sinh cần sàng lọc sơ sinh, trong khi đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ?- Sàng lọc sơ sinh có ý...
 3 năm trước
 640 Lượt xem
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ 02:51
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa do sức đề kháng chưa cao và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Trong khi đó, virus gây bệnh viêm ruột ở trẻ lại dễ...
 2 năm trước
 661 Lượt xem
Tin liên quan
Phát ban ở trẻ sơ sinh
Phát ban ở trẻ sơ sinh

Phát ban rất phổ biến. Tình trạng này thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng cũng có thể trong nhiều tháng liên tiếp. Chúng không lây nhiễm, nhưng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi một vùng da rồi lại mọc ở vị trí khác.

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Mẹ đang bị cúm cho con bú có an toàn không?
Mẹ đang bị cúm cho con bú có an toàn không?

Bài báo này được điều chỉnh dựa trên thông tin do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) xuất bản và các khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins.

6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc
6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc

Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.

Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống
Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống

Luôn phải tham vấn ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây