Dấu hiệu nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em
1. Yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em
- Bất thường cấu trúc đường tiết niệu (ví dụ van niệu đạo sau).
- Có dị tật bẩm sinh đường tiết niệu như trào ngược bàng quang niệu quản (nước tiểu trào ngược bất thường từ bàng quang lên niệu quản và lên thận) và van niệu đạo sau.
- Bé trai không được cắt bao quy đầu.
- Hẹp miệng niệu đạo.
- Những nguyên nhân khác: táo bón, vệ sinh vùng sinh dục kém, đặt ống sonde tiểu kéo dài hoặc có tiền sử gia đình nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân như: niệu đạo bé gái ngắn, sỏi niệu quản, v..v...
2. Dấu hiệu lâm sàng
Những triệu chứng nhiễm khuẩn tiểu ở trẻ trên 3 tuổi thường giống người lớn với những biểu hiện hội chứng viêm bàng quang cấp: tiểu đau, tiểu gắt buốt, tiểu lắt nhắt. Ngoài ra, bé có thể có biểu hiện tiểu són, tiểu dầm, mệt mỏi, biếng ăn, sốt....
Trẻ nhỏ hay sơ sinh có triệu chứng rất kín đáo do bệnh nhi chưa biết cách thể hiện các triệu chứng, theo dõi số lần đi tiểu của bé cũng khó khăn. Bệnh nhi chỉ có các dấu hiệu gián tiếp như sốt, bứt rứt, khó chịu, quấy khóc. Đối với trẻ càng nhỏ thì bệnh có thể biểu hiện nặng hơn do tình trạng nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn xâm nhập vào máu và lan nhanh khắp cơ thể).
3. Dấu hiệu cận lâm sàng
Tiêu chuẩn Kass vẫn áp dụng được trên nhiễm khuẩn đường tiết niệu trẻ em, tuy nhiên vấn đề lấy cấy nước tiểu tương đối khó khăn do bệnh nhi chưa biết phối hợp.
Nước tiểu phải được lấy khi bé đang đi tiểu. Để đảm bảo mẫu nước tiểu không bị lây nhiễm vi khuẩn bên ngoài, bạn phải lấy nước tiểu giữa dòng, nghĩa là sau khi vệ sinh sạch sẽ đường tiểu và cho bé đi tiểu, bạn phải bỏ phần nước tiểu ban đầu (nghĩa là bỏ phần nước tiểu đầu dòng), chỉ hứng phần nước tiểu sau đó và phải ngưng lại trước khi bé đi tiểu xong (nghĩa là không lấy phần nước tiểu cuối dòng).
Nếu bé không thể lấy nước tiểu giữa dòng, bác sĩ có thể phải lấy mẫu nước tiểu bằng cách đưa một ống nhỏ vào bàng quang thông qua niệu đạo (đặt xông tiểu) hay chọc một kim nhỏ vào bàng quang thông qua thành bụng.
Ngoài ra, để xác định bệnh lý nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên trẻ em, nên làm thêm các xét nghiệm:
- Siêu âm hệ tiết niệu.
- X Quang bàng quang niệu đạo khi rặn tiểu.
- Chụp CT hay MRI hệ tiết niệu khi cần thiết.
- Thăm dò niệu động học để đánh giá chức năng bàng quang.
4. Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em
- Ở trẻ em, nhiễm khuẩn đường tiết niệu phải được điều trị bằng kháng sinh không chậm trễ để bảo vệ sự phát triển của thận.
- Phải dùng loại kháng sinh ít gây độc trẻ em và đúng liều lượng.
- Phải lấy nước tiểu gửi đi nuôi cấy trước khi khởi đầu điều trị để xác định loại vi khuẩn gây bệnh và lựa chọn kháng sinh phù hợp.
- Trẻ cần nhập viện và điều trị kháng sinh tĩnh mạch nếu bị sốt cao, nôn, đau sườn lưng dữ dội và không thể uống thuốc.
- Có thể dùng kháng sinh đường uống cho trẻ trên 3 tới 6 tháng tuổi, là những trẻ có thể uống thuốc được.
- Điều quan trọng là trẻ phải dùng đủ liều kháng sinh đã được kê, ngay cả khi trẻ đã hết triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
5. Dự phòng tái phát nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em
Nếu trẻ đã bị nhiễm khuẩn tiểu một lần sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn tiểu tái phát sau đó, đặc biệt là bé gái, trong đó chú ý điều trị triệt để nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Sau đây là những hướng dẫn đơn giản giúp bạn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiểu cho trẻ:
- Dạy cho bé gái biết phải rửa từ phía trước ra phía sau sau khi đi vệ sinh.
- Khuyến khích trẻ uống đầy đủ nước.
- Khuyến khích trẻ đi vệ sinh thường xuyên.
- Phòng ngừa táo bón.
- Tắm nước ấm.
- Mặc quần áo thoải mái.
- Uống nhiều nước trái cây mát.
Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ em không phải là mối bận tâm quá lớn. Tuy nhiên, nếu bị dạng nhiễm khuẩn này trong một thời gian dài, thận của trẻ có thể bị ảnh hưởng, nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác cũng nảy sinh. Vậy nên, nếu phát hiện bé có những biểu hiện trên, nên đưa bé đi khám bệnh để tránh những ảnh hưởng không tốt sau này.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Trẻ lại bị nhiễm liên cầu khuẩn, có đáng lo ngại không?
Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 980 lượt xem
Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?
- 1 trả lời
- 1107 lượt xem
Bé trai hơn 2 tháng bị tiêu chảy nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?
Em sinh bé trai được 2 tháng 15 ngày tuổi. Hiện bé nặng 5,9kg. Ngày hôm qua và hôm nay bé bị đi ngoài phân xanh, có lúc cố đi thì có dính ít máu. Em cho bé đi khám thì bác sĩ kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, kê cho bé uống kháng sinh và bù điện giải. Bé vẫn bú mẹ bình thường, không bị sốt ạ. Tình trạng của bé nhà em có nguy hiểm không ạ?
- 1 trả lời
- 556 lượt xem
Có nên vừa uống thuốc điều trị đau dạ dày, nhiễm khuẩn amíp, virut HP và sán lá gan vừa cho con bú không?
Khi em sinh bé được 25 ngày thì bị nổi mề đay. Em có đi khám thì bác sĩ kết luận em bị đau dạ dày, nhiễm khuẩn amíp, virut HP và sán lá gan. Em được bác sĩ kê các loại thuốc: Tricabendazole, Esomeprazol 40mg (ezdixum), Metronidazol 250mg ( incepdazol 250), Drotaverin 80mg ( Drotusc forte), Levocetirizin 10mg ( Ripratine) và Arginin HCL 500mg (Entraviga). Bác sĩ nói chỉ có Tricabendazole sau khi uống 24h mới được cho bé bú. Còn lại các thuốc khác không ảnh hưởng gì, vẫn có thể cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, em về tìm hiểu thì thấy những thuốc này khi đang cho con bú đều không khuyến khích mẹ dùng. Em uống thuốc đã được 2 ngày và cho bé bú bằng sữa công thức. Em rất muốn cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nên có vắt ra để sau 20 ngày uống thuốc xong sẽ cho bé bú lại. Nhưng càng ngày em thấy sữa càng ít, vắt cũng không được nhiều. Nhiều người làm bên dược thì khuyên em nên dừng uống thuốc, khi nào bé bỏ bú hãy điều trị. Giờ em không biết phải làm thế nào ạ? Bé uống sữa công thức morinaga nhập khẩu thì 3 ngày mới thấy đi ị, mỗi lần đi là rặn đỏ mặt, phân đặc, lọn không cứng. Bé hay đạp tay chân, gồng người lên khi ngủ thì có phải thiếu chất không ạ?
- 0 trả lời
- 560 lượt xem
Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 890 lượt xem
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Một đứa trẻ thường sẽ bị cảm lạnh 5-8 lần trong năm - có thể nhiều hơn, nếu bị bạn bè hoặc anh chị em lây bệnh.
Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!