1

Dấu hiệu của hẹp van 2 lá - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Triệu chứng chẩn đoán

Triệu chứng lâm sàng:

Triệu chứng cơ năng:

  • Khó thở khi gắng sức: thể hiện ngày càng nặng và là một trong các yếu tố để đánh giá độ suy tim.
  • Ho: thường ho khan (do nhĩ trái to chèn vào khí quản), có thể ho ra máu (do tăng áp động mạch phổi).
  • Đau ngực: do động mạch phổi bị giãn căng gây kích thích các thụ cảm thần kinh dưới nội mạc động mạch và do thiếu oxy cơ tim vì giảm lưu lượng động mạch vành.
  • Ngất: có thể xảy ra khi gắng sức. Nguyên nhân thường do giảm lưu lượng thất trái nặng đột ngột.

Triệu chứng thực thể:

  • Tím tái: thường thấy rõ ở những bệnh nhân hẹp van hai lá khít có sức cản của tiểu động mạch phổi cao, gây giảm bão hoà oxy ở máu ngoại vi và suy giảm cung lượng tim. Thể hiện rõ khi bệnh nhân gắng sức.
  • Rối loạn nhịp tim: thường gặp loạn nhịp rung nhĩ. Trước khi có rung nhĩ thì thường đã có ngoại tâm thu. Trong giai đoạn đầu, rung nhĩ có thể xảy ra từng đợt. Sau đó nó trở thành thường xuyên và báo trước sự xuất hiện của suy tim phải.
  • Sờ: thấy có rung mưu tâm trương ở mỏm tim.

Nghe tim:

Tiếng T1 đanh ở mỏm tim.

  • Rùng tâm trương: nghe rõ ở mỏm tim và lan ra nách trái, có thể chiếm toàn bộ thì tâm trương.
  • Tiếng Clac mở van hai lá: thường nghe thấy ở mỏm tim, âm sắc đanh và ngắn, xuất hiện ngay sau tiếng T2.
  • Tiếng thổi tâm trương ở huyệt động mạch phổi (tiếng thổi Grahm-Steell): khi có tăng áp và giãn động mạch phổi nặng gây hở van động mạch phổi cơ năng.
  • Tiếng T2 tách đôi: nghe thấy ở huyệt động mạch chủ hoặc huyệt động mạch phổi (do áp lực động mạch phổi cao làm cho các van tổ chim của động mạch phổi và động mạch chủ đóng lại không cùng một lúc).

Khi thất phải bị giãn to thì có thể thấy:

  • Các triệu chứng của Suy tim phải: khó thở cả khi nghỉ ngơi, niêm mạc nhợt tím, tĩnh mạch cổ nổi, gan to, hai chi dưới phù nề và có thể có tràn dịch ở các khoang thanh mạc. . .
  • Tiếng thổi tâm thu ở liên sườn II và III trái cạnh ức: do động mạch phổi trở thành bị hẹp tương đối.
  • Tiếng thổi tâm thu ở mỏm ức: do hở van ba lá cơ năng. Lúc này nghiệm pháp Rivero Carvanho sẽ dương tính: cho bệnh nhân hít vào sâu và nín thở (làm cho máu dồn lại thất trái nhiều hơn và do đó sẽ làm van ba lá hở nhiều hơn) sẽ thấy tiếng thôỉ tâm thu ở mỏm ức tăng lên.

Nếu van hai lá hẹp có kèm theo cả hở thì sẽ nghe thấy có thêm tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim.

Triệu chứng cận lâm sàng:

X. quang:

  • Bờ trái có hình 4 cung: cung động mạch chủ (có thể nhỏ hơn bình thường do cung lượng tim giảm), cung động mạch phổi và cung nhĩ trái nổi lên một cách bất thường, cung thất trái thường thẳng đứng vì giảm lượng máu trong thất trái.
  • Bờ phải thường vồng và có hình 2 cung nhĩ do nhĩ trái căng to ra .
  • Một số trường hợp có thể thấy hình đốm vôi hoá do van tim bị xơ và vôi hoá.

Trên phim chụp nghiêng (có thuốc cản quang thực quản) thấy:

  • Thực quản bị chèn ép do nhĩ trái giãn to.
  • Khoảng sáng trước tim hẹp lại (do thất phải giãn to), khoảng sáng sau tim bình thường.

Nếu trên phim chụp không thấy hình cung nhĩ trái to ra thì có thể là:

  • Thất phải to làm tim xoay và đẩy nhĩ trái ra sau.
  • Tiểu nhĩ bị teo do có máu cục trong tiểu nhĩ.

Điện tim:

Trục điện tim chuyển phải (dày thất phải). Sóng P cao, rộng hoặc có hai đỉnh (dày hai nhĩ). Có thể có rung nhĩ, loạn nhịp hoàn toàn.

Siêu âm:

  • Diện tích lỗ van và mức độ hẹp của van hai lá.
  • Xơ hoá và vôi hoá các lá van và tổ chức dưới van với các mức độ khác nhau.
  • Độ dốc tâm trương EF giảm, có thể căn cứ vào mức độ giảm của dốc EF để xác định được mức độ hẹp của van hai lá.
  • Hai lá van của Van hai lá di động song song và cùng chiều với nhau.
  • Chỉ số đường kính trước sau của nhĩ trái và tỉ lệ giữa đường kính nhĩ trái và đường kính gốc động mạch chủ đều tăng.
  • Đường kính thất trái cuối tâm trương bình thường. Nếu chỉ số này tăng thì chú ý có thể có hở van hai lá hoặc hẹp hay hở van động mạch chủ kèm theo.
  • Tình trạng các van động mạch chủ, van ba lá, van động mạch phổi. . .
  • Hình dòng máu phụt ngược từ thất trái lên nhĩ trái ở thì tâm thu nếu có  hở van hai lá kèm theo (xác định qua nghiên cứu Doppler).

Thông tim:

  • Tăng các chỉ số áp lực tâm thu, tâm trương và trung bình của động mạch phổi ngay cả khi nghỉ ngơi. Trong các thể hẹp nặng và vừa,  áp lực tâm thu của động mạch phổi thường vượt quá 60 mmHg (bình thường chỉ khoảng 30 mmHg).
  • Tăng áp lực trong buồng nhĩ trái ( gián tiếp xác định được thông qua việc đo áp lực mao mạch phổi bằng một ống thông chẹn vào phía ngoại vi tận cùng của một nhánh động mạch phổi).
  • Mức độ chênh áp cao giữa nhĩ trái và thất trái ở cuối thì tâm trương.
  • Tính được diện tích lỗ van hai lá theo công thức của Gorlin (hiện nay Siêu âm tim đã thay thế cho cách tính này).

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch
Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch

Một dấu hiệu nhỏ như nếp gấp ở dái tai thì có liên quan gì đến bệnh tim mạch?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây