Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm biết đi
1. Sự phát triển vận động của trẻ từ 1 - 36 tháng tuổi
Một em bé khỏe mạnh sẽ có sự phát triển về vận động như sau:
- Trẻ 1 tháng tuổi biết xoay đầu;
- Bé 2 tháng tuổi có thể ngóc đầu lên và khi ngủ có thể duỗi 2 chân thoải mái;
- Khi được 3 tháng tuổi, khi nằm sấp bé có thể chống được tay và lật người được, tay cầm nắm được đồ vật và thích đưa lên miệng để khám phá;
- Bé 4 – 5 tháng tuổi biết trườn người về phía trước;
- Khi được 6 tháng tuổi, trẻ có thể ngồi dựa, khi nằm sấp đã lật xoay người được;
- Trẻ 7 – 9 tháng tuổi có thể ngồi vững, trườn bò nhanh, khi vịn tay vào giường, cạnh bàn, ghế có thể tự đứng và lần đi từng bước;
- Trẻ 10 – 12 tháng có thể tập đi từng bước một, lần theo những vật mà bé vịn vào;
- Bé 12 – 18 tháng tuổi đã biết đi, vịn để leo cầu thang và trèo lên ghế;
- Bé 24 tháng tuổi có thể tự lên xuống cầu thang mà không cần dắt, có thể nhảy được trên một chân và biết đá bóng;
- Trẻ 3 tuổi biết chạy nhảy, vui đùa.
2. Tình trạng chậm biết đi ở trẻ là gì?
Điều kiện để bé biết đi bao gồm: bộ xương đủ cứng cáp, các cơ bắp, hệ thống thần kinh và bộ não phát triển bình thường. Thông thường, theo biểu đồ tăng trưởng, trẻ cần có từng nấc thang lớn lên theo trình tự để đạt tới mục tiêu cuối cùng là biết đi. Theo đó, bé 3 tháng tuổi cần biết lẫy để lật sấp cơ thể (luyện tập cứng cơ thân và cổ). Bé 6 – 8 tháng cần biết ngồi để tập cơ thân. Khi được 9 tháng tuổi, đứa bé phải biết bò để tập cơ đùi, đến 10 tháng tuổi bắt đầu tập đứng và đi. Đến 12 tháng tuổi, trẻ có khả năng đi lại khá thành thạo, tự đi một mình và tự ngồi xuống nghỉ ngơi. Các mốc thời gian ấn định như vậy dựa trên sự theo dõi của nhiều thế hệ. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào thể trạng của từng bé mà thời gian tập đi có thể xê dịch từ tháng thứ 10 tới tháng thứ 18.
Theo nghiên cứu, một đứa trẻ chỉ được coi là chậm biết đi khi đến hết thời điểm 18 tháng tuổi (1,5 tuổi) mà vẫn chưa biết đi. Trẻ 18 tháng chưa biết đi có thể đến từ nguyên nhân hệ thần kinh vận động chưa phát triển đến mức cần thiết để bé có thể bước đi ổn định.
3. Dấu hiệu trẻ chậm biết đi
Các chuyên gia y tế đều khuyên các bậc phụ huynh không nên đợi tới khi trẻ đủ 18 tháng tuổi mà chưa biết đi mới đưa bé đi khám, tìm nguyên nhân thực sự bên trong. Các bậc phụ huynh có thể tìm kiếm dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ chậm biết đi sớm hơn thời điểm 18 tháng tuổi để sớm can thiệp, mang lại hiệu quả như mong đợi.
Những dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm biết đi là:
- Bé chậm biết lẫy, ngồi, bò,... hơn so với thang đo phát triển vận động thông thường;
- Hết 4 tháng tuổi em bé vẫn không thể nâng đầu tạo góc 45o so với mặt giường là dấu hiệu chứng tỏ tiến trình tập vận động của trẻ đã bị chậm ngay từ nấc thang đầu tiên. Lúc này, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi bé;
- Hết 6 tháng tuổi bé vẫn không biết duỗi tay ra phía trước với lấy đồ vật. Dấu hiệu này cho thấy cơ thân mình của em bé không khỏe như mong đợi, cảnh báo tình trạng chậm biết đi trong tương lai;
- Hết 12 tháng bé không thể tự đứng một mình (ngồi và tự đứng lên mà không cần bố mẹ trợ giúp) là biểu hiện cho thấy bé sắp rơi vào trạng thái chậm biết đi.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm
Bác sĩ có thể cho biết các dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ nhỏ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 699 lượt xem
Trẻ hơn 4 tháng tuổi chưa biết với đồ trước mặt, chưa biết quay mặt lại khi mẹ gọi có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không?
Hiện bé nhà em đã được 4 tháng 10 ngày tuổi. Nhưng không hiểu sao bé chưa biết quay mặt lại khi nghe mẹ gọi, chưa đòi khi mẹ đi quá, cũng không ê a trò chuyện mà chỉ cười khi mọi người trêu đùa, bé cũng chưa biết với tay để lấy đồ trước mặt ạ. Bé nhà em có những biểu hiện như vậy có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không ạ?
- 1 trả lời
- 1889 lượt xem
Trẻ 6 tháng chưa biết với tay ra lấy đồ ở trước mặt có phải là chậm phát triển không?
Bé nhà em sinh non lúc mẹ mang thai mới được 35 tuần 6 ngày ạ. Bé sinh nặng 2,2kg. Hiện bé đã được 6 tháng và nặng 6,5kg. Từ lúc 4,5 tháng bé đã biết lật. Tuy nhiên giờ 6 tháng rồi mà bé vẫn chưa thể với tay để lấy đồ vật ở đằng trước. Hiện vòng đầu của bé là 39cm. Bé nhà em như vậy có phải là chậm phát triển không ạ?
- 1 trả lời
- 1384 lượt xem
Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không?
Con tôi mới biết đi, tôi có thể cho bé uống thuốc ho và thuốc cảm lạnh không kê đơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 816 lượt xem
Trẻ bị hắt hơi suốt mùa thu – đây có phải dấu hiệu bị dị ứng không?
Bé nhà tôi bị hắt hơi suốt mùa thu. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng không ạ?
- 1 trả lời
- 700 lượt xem
Không có mức độ an toàn nào khi nói đến phơi nhiễm chì. Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị ngộ độc chì, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thiếu máu, tổn thương thận và tổn thương não.
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Nếu bé phải chịu đựng những mảng chàm đỏ, ngứa thì tất cả những gì bạn muốn là giúp bé có thể giảm bớt khó chịu. Chăm sóc đúng cách cho làn da của bé và tránh các nguyên nhân thông thường, có thể giúp làm dịu làn da bị kích thích và ngăn ngừa bùng phát.
Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!
Trẻ chập chững, trẻ lớn hơn và người lớn thường bị viêm phế quản. Trẻ sơ sinh thường không bị viêm phế quản, mà bị viêm tiểu phế quản (thường do nhiễm virus hợp bào hô hấp).