1

Chụp MRI giúp xác định chính xác những tổn thương trong cột sống

Tôi bị đau từ vùng thắt lưng, mông bên trái và lan xuống đùi, bắp chân, đi lại khó khăn. Chụp phim xương chậu thì bác sĩ nói là  không bị tổn thương, city vùng thắt lưng cũng  không bị thoát vị. Tôi đã điều trị đông y thì 2 năm nay cơn đau như thế không xuất hiện, nhưng gần đây thì cơn đau xuất hiện trở lại và đau nhiều nhất ở vùng mông  bên trái và lan nhẹ xuống đùi và bắp chân. Xin hỏi BS triệu chứng như thế thì có phải là đau thần kinh tọa không?  Cách điều trị như thế nào? Mong BS chỉ giúp (H.T)

Trả lời: 

Chào bạn, Đau thần kinh tọa là thuât ngữ y khoa dùng để chỉ có sự chèn ép hoặc viêm nhiễm thần kinh tọa. triệu chứng lâm sàng của nó là đau xuất hiện từ cột sống thắt lưng lan xuống 1 hoăc 2 chân ở mặt ngoài hoăc mặt sau đùi. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa cũng có rất nhiều nhưng hay gặp là do: Viêm rễ thần kinh; Hẹp ống sống nguyên phát hay thứ phát do hậu quả của hư đĩa đệm; Mang vác vật nặng không đúng tư thế khiến cho cơ ở phần mông bị co lại chèn ép vào dây thần kinh tọa….

Khi bạn bị đau thần kinh tọa, thì để chắc chắn bạn nên chụp kỹ thuật cao đó là MRI mới có thể thấy chính xác những tổn thương trong cột sống của bạn. Nếu bạn đau thần kinh tọa do khối thoát vị đĩa đệm chèn ép thì tùy theo mức độ mà bác sĩ có chỉ định mổ hoặc điều trị phẩu thuật hay điều trị nội khoa. Người ta thống kê rằng 80% đau thần kinh tọa có thể điều trị khỏi bằng phương pháp nội khoa, còn lại có thể phải mổ hoặc chuyển sang một phương  pháp can thiệp khác.

Chúng tôi xin trình bày một số lưu ý như sau trong sinh hoạt:

  • Cần tập thể dục vừa sức, thường xuyên để nâng cao thể lực.
  • Áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống.
  • Tuyệt đối không tập luyện các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như bóng chuyền, tennis, vác balô nặng.
  • Không nên nhảy từ trên cao xuống hoặc thay đổi tư thế một cách đột ngột.
  • Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng.
  • Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp.
  • Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.
  • Tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom.
  • Không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài…

Thân mến chào bạn!

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 799 Lượt xem
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 600 Lượt xem
Vòng ôm ba gói trọn nguồn yêu thương Vòng ôm ba gói trọn nguồn yêu thương 01:14
Vòng ôm ba gói trọn nguồn yêu thương
Giây phút con mới chào đờiThế giới lạ lẫm ôi chao thật buồnĐôi tay dang rộng nắng luồnVòng ôm ba gói trọn nguồn yêu...
 3 năm trước
 342 Lượt xem
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm! 06:09
Nếu cho rằng các bệnh lý về cơ, xương, khớp thường chỉ gặp ở người lớn tuổi, bạn đã lầm!
Có rất nhiều trẻ em gặp các vấn đề cơ xương khớp. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ gặp cản trở về phát triển chức năng...
 3 năm trước
 645 Lượt xem
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG 02:17
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG
"Thoát vị đĩa đệm”, “Thoái hoá đốt sống cổ”, “Thoái hoá đốt sống thắt lưng”, "Gai cột sống", "Vẹo cột sống"… những bệnh lý cơ xương khớp và bệnh lý...
 3 năm trước
 828 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 3 năm trước
 842 Lượt xem
Tin liên quan
Đo mật độ xương giúp phát hiện những vấn đề gì?
Đo mật độ xương giúp phát hiện những vấn đề gì?

Đo mật độ xương là phương pháp sử dụng tia X để đo lượng khoáng chất, mà cụ thể là canxi, có trong xương. Đo mật độ xương rất quan trọng đối với những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, đặc biệt là phụ nữ và người lớn tuổi.

Những loại thực phẩm chức năng giúp kiểm soát và phòng ngừa loãng xương?
Những loại thực phẩm chức năng giúp kiểm soát và phòng ngừa loãng xương?

Loãng xương là một căn bệnh tiến triển xảy ra khi mật độ khoáng xương suy giảm, điều này ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của xương và làm tăng nguy cơ gãy xương Những vấn đề do loãng xương gây ra sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ý nghĩa của T-score và Z-score trong đo mật độ xương

Đo mật độ xương được sử dụng để chẩn đoán hoặc xác định nguy cơ loãng xương hoặc gãy xương. Đo mật độ xương còn được thực hiện trong quá trình điều trị chứng loãng xương để đánh giá hiệu quả điều trị. Phương pháp đo đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA (dual energy x-ray absorptiometry) hay còn được gọi là DXA.

Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương
Các phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện loãng xương

Những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương được khuyến nghị đo mật độ xương 2 năm một lần. Phương pháp đo mật độ xương phổ biến nhất là DEXA nhưng ngoài ra còn một lựa chọn khác là QCT.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây