Chụp cắt lớp vi tính sọ não không tiêm thuốc đối quang chẩn đoán u não trong trục
1. Một số dấu hiệu nghi ngờ u não cần chụp CT sọ não
U não có rất nhiều triệu chứng tiềm tàng, một số biểu hiện điển hình sau đây có thể nghi ngờ u não mà chúng ta không thể chủ quan:
- Đau đầu: Khoảng 50% bệnh nhân u não có triệu chứng này, các cơn đau đầu không giống nhau, có thể đau dai dẳng, đau hơn vào buổi sáng, người bệnh có cảm giác cảm giác buồn nôn kèm theo và các triệu chứng thần kinh khu trú khác, đau tăng khi ho, tập thể dục..., thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng dịu bớt cơn đau đầu.
- Động kinh: Các khối u chèn ép đẩy vào các tế bào thần kinh não, người bệnh u não có biểu hiện động kinh ít nhất một lần.
- Sự thay đổi về tính cách tâm trạng: Các khối u phá hủy chức năng của não, ảnh hưởng đến tính cách và hành vi của người bệnh, có sự thay đổi nhất định trong tính cách, tâm trạng mà chúng ta ít để ý đến.
- Trí nhớ kém, lẫn lộn: Các khối u ở thùy trán, thùy thái dương gây ảnh hưởng đến khả năng nhớ, lập luận và đưa ra quyết định của người bệnh, với các biểu hiện cụ thể như khó tập trung, dễ lẫn lộn, không thể phối hợp suy nghĩ, làm nhiều việc một lúc, trí nhớ ngắn hạn...
- Mệt mỏi, buồn nôn, nôn: Có thể biểu hiện ở giai đoạn sớm của bệnh thường không được chú ý, điều này do khối u gây nên sự mất cân bằng hormone.
- Trầm cảm: Người bệnh u não thường có cảm giác buồn chán kéo dài hơn mức bình thường; mất hứng thú với những thứ mà bạn từng thích thú; thiếu năng lượng, khó ngủ, mất ngủ; có ý nghĩ tự làm hại mình hoặc tự tử; cảm giác tội lỗi hoặc vô dụng....
- Yếu liệt và tê bì: Là triệu chứng thường gặp ở người bệnh u não
Các triệu chứng của u não biểu hiện khác nhau ở mỗi người bệnh, không phải bệnh nhân u não nào cũng có tất cả các triệu chứng trên. Tùy vào vị trí khối u, loại u, kích thước và tốc độ phát triển mà người bệnh sẽ có biểu hiện cụ thể.
2. Chỉ định và chống chỉ định chụp CT sọ não không tiêm thuốc đối quang
2.1 Chỉ định
- Các trường hợp bệnh nhân chấn thương sọ não nghi ngờ có tổn thương chảy máu nội sọ, dị vật, lún sọ...
- Bệnh nhân có nghi ngờ các bệnh lý nội sọ như u não trong trục, ngoài trục
- Bệnh nhân viêm não, áp xe não
- Dị dạng mạch máu não, thông động tĩnh mạch cảnh xoang hang...
- Dị dạng bẩm sinh: Lạc chỗ chất xám, bệnh não chẻ..
- Người bệnh động kinh
- Đột quỵ: Nhồi máu não, chảy máu não các giai đoạn (chảy máu nhu mô, chảy máu dưới nhện, chảy máu não thất...), nhồi máu động mạch, nhồi máu tĩnh mạch
- Bệnh nhân cần theo dõi sau điều trị, theo dõi tiến triển của máu tụ...
2.2 Chống chỉ định
- Người bệnh quá kích thích, không nằm yên
- Trong vùng thăm khám (sọ não) có nhiều kim loại gây nhiễu ảnh
- Người bệnh có thai
- Các trường hợp này chống chỉ định tương đối với chụp cắt lớp vi tính nội sọ không thuốc cản quang.
3. Quy trình chụp cắt lớp vi tính sọ não không tiêm thuốc đối quang chẩn đoán u não trong trục
3.1 Chuẩn bị
Các phương tiện máy chụp cắt lớp vi tính, phim, cát xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh, phiếu chỉ định chụp cắt lớp vi tính cần được chuẩn bị hoạt động tốt. Bác sĩ chuyên khoa và kỹ thuật viên điện quang sẽ thực hiện chụp cắt lớp vi tính sọ não không tiêm thuốc đối quang.
Đối với người bệnh cần được giải thích đầy đủ về thủ thuật, tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc... trước khi chụp.
3.2 Các bước tiến hành
Người bệnh được nằm ngửa trên bàn chụp, đầu vào trước
Di chuyển bàn chụp vào trong máy với định vị tia sáng cho vùng thăm khám.
Chụp định vị:
- Đặt chương trình chụp sọ não theo hai trình trên lều và dưới lều (độ dày trên lều 7-8mm, dưới lều 2-3mm)
- Tiến hành cho phát tia và xử trí hình ảnh thu được trên màn hình trạm làm việc, lựa chọn các ảnh cần thiết bộc lộ bệnh lý để in phim.
Bác sĩ đọc tổn thương, mô tả trên máy tính kết nối nội bộ và in kết quả.
3.3 Nhận định kết quả
- Các lớp cắt cân xứng: Độ tương phản hình ảnh tốt, phù hợp: Phân biệt được chất trắng, chất xám
- Hiển thị được các thay đổi bất thường về tỉ trọng, hình thái của não, màng não, xương, xoang và phần mềm
3.4 Tai biến và xử trí
- Sợ hãi, kích động: Bác sĩ cần động viên, an ủi người bệnh sau thực hiện
- Bệnh nhân quá lo lắng, sợ hãi có thể sử dụng thuốc an thần với sự theo dõi của bác sĩ gây mê.
Khi nhận thấy có các triệu chứng bất thường nói trên, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa thần kinh để được tư vấn, chỉ định chẩn đoán chính xác tình trạng.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.
Có nhiều cách kiểm soát chứng đau nửa đầu, từ dùng thuốc cho đến các biện pháp điều trị tự nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy hoa oải hương có thể làm giảm chứng đau nửa đầu. Hoa oải hương có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để trị đau nửa đầu. Một trong số đó là sử dụng tinh dầu oải hương. Cùng tìm hiểu xem liệu điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương có hiệu quả hay không và cách sử dụng ra sao.
Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS) là một rối loạn tiêu hoá gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón. Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định nhưng các tác nhân kích hoạt triệu chứng gồm có mốt số loại thực phẩm, đồ uống và stress.