1

Chớ xem thường sỏi tiết niệu - Bệnh viện 108

Sỏi đường tiết niệu có thể gây tắc hệ thống tiết niệu, gây nhiễm trùng làm tổn thương chức năng của thận, đặc biệt ở người tuổi cao. Sỏi tiết niệu là một bệnh gặp chủ yếu ngoài tuổi trung niên, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới và là bệnh hay tái phát.

Triệu chứng:

  • Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng, đau, mỏi vùng thắt lưng, nhất là vùng bụng phía phía bộ phận tiết niệu có sỏi.
  • Đau bụng có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn, trướng bụng.
  • Đau vùng thắt lưng có khi âm ỉ suốt ngày, suốt tháng nhưng có khi cơn đau dữ dội mà thường gọi là cơn đau quặn thận (đau lăn lộn không thể ngồi, nằm yên được).
  • Cơn đau quặn thận xuất phát từ vùng thắt lưng, lan dọc theo đường đi của niệu quản đến vùng bẹn và vùng sinh dục. Kèm theo cơn đau là đái buốt, đái rắt, đái són.
  • Nước tiểu trong các cơn đau thường đục, đỏ, có khi có máu mà mắt thường có thể nhìn thấy được (gọi là đái máu đại thể ), nhưng cũng có khi đái ra máu nhưng mắt thường không nhìn thấy được (đái máu vi thể), phải xét nghiệm nước tiểu, soi kinh hiển vi mới thấy có hồng cầu.
  • Trước hoặc trong cơn đau có thể có sốt cao, rét run và nước tiểu đục (do bị nhiễm khuẩn gây viêm đài thận, bể thận hoặc viêm bàng quang hoặc do cặn thận).

Điều trị và phòng bệnh:

  • Khi có đau vùng thắt lưng hoặc có kèm sốt, đái rắt, buốt, nước tiểu đục hoặc đỏ thì nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nếu để muộn có thể gây biến chứng.
  • Đi khám bệnh để được chẩn đoán chính xác, có hướng điều trị và tư vấn cho người bệnh tránh để bị bệnh nặng.
  • Khi bị sỏi tiết niệu, cần uống nhiều nước từ 1,5 - 2,0 lít, kết hợp với dùng thuốc nhằm đào thải sỏi ra ngoài bằng đường tiểu.
  • Tránh để nhiễm trùng đường tiết niệu, nhất là nữ giới, do cấu tạo sinh lý đặc biệt của lỗ đái rất dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu ngược dòng.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày hoặc đã điều trị hết sỏi thì nên chọn chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn các loại thức ăn giàu canxi (tôm, cua, ốc).
  • Những người bệnh bị gút nên định kỳ kiểm tra đường tiết niệu như chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu và uống thuốc điều trị gút theo đơn của bác sĩ khám bệnh một cách nghiêm túc.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI 12:33
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI
Hôm nay hãy cùng Thu Cúc theo dõi 1 ca tán sỏi đặc biệt: Bệnh nhân có "cơ địa sỏi" với nhiều loại sỏi trong hệ tiết niệu đã lựa chọn đến với Thu...
 3 năm trước
 730 Lượt xem
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC 07:38
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
Điều trị sạch sỏi tiết niệu gây đau đớn mà không cần mổ, 24h xuất viện về nhà ngay?
 3 năm trước
 732 Lượt xem
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC 07:39
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC
”Từng tìm hiểu, theo dõi khá nhiều ca tán sỏi do bác sĩ Huyên thực hiện tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, tôi thấy vô cùng yên tâm về đội ngũ bác sĩ cũng...
 3 năm trước
 640 Lượt xem
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? 10:27
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Sỏi thận, tiết niệu là căn bệnh phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh, và không phải người bệnh nào cũng tìm được...
 3 năm trước
 560 Lượt xem
TÁN SỎI NIỆU QUẢN AN TOÀN, KHÔNG ĐAU, KHÔNG XÂM LẤN TÁN SỎI NIỆU QUẢN AN TOÀN, KHÔNG ĐAU, KHÔNG XÂM LẤN 03:34
TÁN SỎI NIỆU QUẢN AN TOÀN, KHÔNG ĐAU, KHÔNG XÂM LẤN
Cảm nhận của chị Nguyễn Ngọc Linh sau khi được tán sỏi niệu quản tại BVĐK Phương ĐôngKhi vừa tan tiệc sinh nhật cho con trai, chị Ngọc Linh...
 3 năm trước
 587 Lượt xem
Tin liên quan
Các bệnh lý về đường tiết niệu thường gặp
Các bệnh lý về đường tiết niệu thường gặp

Đường tiết niệu là hệ cơ quan có chức năng lọc máu, tạo ra nước tiểu và đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể. Các cơ quan trong đường tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Bệnh lý đường tiết niệu là thuật ngữ chung để chỉ tất cả những vấn đề xảy ra với các cơ quan này. Bệnh lý đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ ai.

Nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề về thận do bệnh đa xơ cứng
Nhiễm trùng đường tiết niệu và các vấn đề về thận do bệnh đa xơ cứng

Người bị bệnh đa xơ cứng có thể gặp vấn đề về bàng quang do các dây thần kinh kiểm soát sự co bóp bàng quang bị tổn thương, dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình truyền tín hiệu giữa não bộ và bàng quang. Các vấn đề về bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và nhiễm trùng thận.

Có nên sử dụng dầu dừa để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?
Có nên sử dụng dầu dừa để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?

Dầu dừa là một trong những phương pháp tự nhiên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Lý do là bởi dầu dừa có chứa các axit béo có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiễm trùng.

Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây