1

Chèn Ép Thực Quản Dạ Dày (Esophagogastric Tamponade) - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chèn ép thực quản dạ dày

  • Chèn ép thực quản dạ dày là một thủ thuật y khoa được thực hiện để cầm máu do chảy máu bất thường ở thực quản hoặc dạ dày
  • Chảy máu ở thực quản hoặc dạ dày xảy ra khi bệnh nhân bị tăng áp lực ở tĩnh mạch cửa.
  • Tĩnh mạch cửa có nhiệm vụ đưa máu từ ruột trở về gan.
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể là hậu quả của xơ gan rượu, viêm qan C, hoặc do các bệnh lý khác ở gan. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa khiến máu bị dồn ép vào các tĩnh mạch ở dạ dày và thực quản.
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa xảy ra khi có nhiều nhân hình thành bởi tế bào chết hóa sợi tích tụ ở gan. Dòng máu trở về gan bị chặn lại, chuyển hướng về các tĩnh mạch ở thực quản và dạ dày khiến các tĩnh mạch này căng và phình trướng ra. Tình trạng này được gọi là dãn tĩnh mạch dạ dày thực quản.
  • Nếu chỉ có xuất huyết nhẹ ở dạ dày thực quản, trước tiên bác sĩ sẽ thử dùng thuốc để làm co thắt các mạch máu lại. Tuy nhiên xuất huyết nặng sẽ đe dọa đến tính mạng và cần được cầm máu ngay.

Phương pháp chèn ép thực quản dạ dày

  • Được dùng để tạm thời cầm máu nếu không thực hiện được nội soi cầm máu hoặc trong khi chờ đợi thực hiện thủ thuật đặt shunt cửa-hệ thống trong gan qua đường tĩnh mạch cảnh (Transjugular Intrahepatic Portosystemic Shunt=TIPS).
  • Thủ thuật này thực hiện sau khi bệnh nhân được gây mê toàn thân. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ đút một ống sonde dài có tên gọi là ống Sengstaken-Blakemore qua miệng để vào dạ dày của bệnh nhân. Ống sonde này có 2 bóng: một bóng hình ống dài lấp đầy thực quản và một bóng tròn nhỏ hơn để lấp thực quản.
  • Một khi đã đặt vào đúng vị trí, các bóng sẽ được bơm căng để tạo áp lực lên bất cứ mạch máu nào có thể xuất huyết vào thực quản hoặc dạ dày.
  • Ống sonde dùng cho chèn ép tĩnh mạch thực quản dạ dày có 2 cổng để bơm hơi vào bóng thực quản hoặc bóng dạ dày. Các cổng này cũng dùng để xả xẹp bóng khi cần rút ống. Ống sonde còn có 2 cổng hút để nhân viên y tế hút máu ra khỏi dạ dày.
  • Do chỉ sử dụng phương pháp chèn ép dạ dày thực quản tạm thời để cầm máu, sonde chỉ giữ trong dạ dày bệnh nhân trong vòng 24 đến 48 giờ. Trong thời gian này, có thể bơm và xả 2 bóng nhiều lần.
  • Biến chứng có thể xảy ra khi xả hơi hoặc rút ống ra, do đó thủ thuật này chỉ được bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm sử dụng ống sonde Sengstaken-Blakemore thực hiện.
  • Có nguy cơ người bệnh sẽ hít chất dịch vào phổi.
  • Ngoài ra, khi xả bóng thì các tĩnh mạch trướng trước đó đã cầm máu rồi sẽ có thể vỡ ra và xuất huyết trở lại.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 625 Lượt xem
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 700 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 739 Lượt xem
Tin liên quan
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều người cho rằng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là cùng một vấn đề nhưng thực tế chúng không hoàn toàn giống nhau.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây