1

Chế độ ăn dành cho bà bầu mắc đái tháo đường thai kỳ - Bệnh viện 108

Bệnh đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và xảy ra trong quá trình mang thai thường phát hiện từ tuần 24 đến tuần 28

Chẩn đoán:

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2012 (ADA 2012), chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi có 1 trong 3 chỉ số vượt quá ngưỡng sau nghiệm pháp uống 75 gram đường

  • Đường máu đói ≥ 5,1 mmol/l
  • Đường máu 1 giờ sau uống nước đường ≥ 10,0 mmol/l.
  • Đường máu 2 giờ sau uống nước đường ≥ 8,5 mmol/l.
  • Trong khi đó mục tiêu cần đạt là:
  • Đường máu lúc đói < 5,3 mmol/l
  • Đường máu 1 giờ sau ăn < 7,8 mmol/l
  • Đường máu 2 giờ sau ăn < 6,7 mmol/l

Chế độ ăn:

Bữa ăn chính chia làm 4 phần:

  • 1/4 là chất đạm (thịt nạc, trứng, cá, phô mai, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt);
  • 1/4 là tinh bột (cơm, ngũ cốc và rau có chứa tinh bột: khoai tây, ngô, đậu Hà Lan);
  • 1/2 là thực phẩm không chứa tinh bột như rau xanh, cà chua, bí, cải bắp, súp lơ.

Bữa sáng:

  • Đường máu buổi sáng có thể khó kiểm soát do sự dao động của hóc môn và khó dung nạp với sữa, trái cây.
  • Bữa sáng nên có thành phần là tinh bột và đạm nhưng ít hơn bữa trưa và tối. 

Bữa trưa và bữa tối:

  • Phần tinh bột khoảng 1 bát cơm (gạo lứt tốt hơn gạo trắng) hoặc 2 lát bánh mỳ;
  • Phần chất đạm khoảng 1 lạng thịt nạc, cá, thịt gà (bỏ phần da) hoặc 1 quả trứng hoặc 200 gram đậu;
  • Phần rau xanh khoảng 350 gram lá rau xanh như rau muống, cải, củ thập cẩm, súp lơ.

Bữa phụ ăn sau bữa chính 2 giờ:

  • Bà bầu nên ăn hoa quả có hàm lượng đường thấp như dưa chuột, việt quất, ổi, bơ, bưởi, quả mâm xôi, dâu tây, táo, lê.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo! Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo! 01:38
Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo!
Mẹ luôn yên tâm, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm luôn đồng hành cùng gia đình trên hành trình đón bé yêu chào...
 3 năm trước
 887 Lượt xem
Tin liên quan
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.

Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ
Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.

Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài
Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài

Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây