1

Chăm sóc trẻ đúng cách khi sốt - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nguyên nhân trẻ bị sốt

  • Nhiễm trùng: Phần lớn sốt là do nhiễm trùng, một số bệnh thông thường gây sốt là viêm họng, viêm Amygdales, viêm tai, sốt phát ban, nhiễm trùng đường tiểu…Sốt cũng có thể là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não, nhiễm khuẩn huyết…..
  • Tiêm chủng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng.
  • Mặc quá nhiều quần áo: Trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng. Nguyên nhân là do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.
  • Mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,8 độ C thì đó không phải là do mọc răng.

Biểu hiện khi bé bị sốt

  • Thân nhiệt bé trở nên nóng hơn rất nhiều.
  • Trẻ quấy khóc, hay dễ nổi cáu.
  • Mệt mỏi.
  • Thở gấp.
  • Ngủ lơ mơ.
  • Khi bé có những biểu hiện như trên, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đo nhiệt độ cho trẻ. Khi cặp nhiệt độ thì nhiệt độ thân nhiệt cao hơn 37,5 độ C.

Chăm sóc đúng cách trẻ bị sốt tại nhà

Chăm sóc thiết yếu và cơ bản:

  • Khi xác định trẻ bị sốt, cha mẹ nên cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt.
  • Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường làm trẻ mất nước, nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng nhiệt kế mỗi 4 giờ.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ C, thuốc được chọn lựa là Paracetamol đơn chất dạng gói, sirô hay viên nhét hậu môn. Vì đây là thuốc hạ sốt dễ sử dụng, hiệu quả hạ sốt nhanh, thường sẽ có tác dụng hạ sốt 30 phút sau khi sử dụng và kéo dài từ 4 - 6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10 - 15mg/kg/lần, lặp lại sau 4-6 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 - 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày.
  • Cha mẹ cần chú ý trẻ em trong nhóm tuổi từ 6 tháng - 5 tuổi khi sốt quá cao có thể bị co giật, phụ huynh cần hạ sốt tích cực cho trẻ.
  • Lau mát cho trẻ bằng nước ấm nhất là trẻ có tiền căn co giật do sốt cao, theo những bước sau:
  • Cởi hết quần áo trẻ, dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, đặt 2 bên nách và 2 bên háng trẻ, chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người trẻ. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu làm trẻ mát. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường (37 độ /C). Thông thường nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30 - 45 phút.
  • Nếu trẻ khóc và phản đối việc đắp khăn ấm, cha mẹ có thể đặt trẻ ngồi vào thau nước ấm cho trẻ cảm thấy thoải mái, rồi dùng khăn lau vùng bẹn, vùng nách và khắp người trẻ.

Những điều nên tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt:

  • Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt.
  • Không nên dùng nước đá lạnh để lau máu hạ sốt cho trẻ.
  • Không nên pha rượu, cồn hoặc dấm, chanh vào nước để lau mát cho trẻ.
  • Tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt vì có thể gây tổn thương cho não của trẻ (hội chứng Reye).
  • Trường hợp trẻ đã dùng thuốc hạ sốt, lau mát tích cực… mà trẻ vẫn không hạ sốt, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ điều trị thích hợp hơn.

Nên đưa bé đi khám bác sĩ khi

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mà sốt trên 37,5 độ C. Với trẻ lớn hơn thì khi thân nhiệt của bé từ 38,5 độ C trở lên.
  • Sốt dưới 38,5 độ C nhưng kéo dài vài ngày.
  • Nhiệt độ lên xuống thất thường sáng, trưa, chiều, tối.
  • Đang bệnh mà nhiệt độ tăng lên bất thường.
  • Đang sốt mà bị hạ nhiệt xuống dưới 36,5 độ C.
  • Đã dùng thuốc hạ nhiệt theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng triệu chứng sốt không giảm.
  • Sốt là triệu chứng khi cơ thể có dấu hiệu nhiễm khuẩn, vì vậy việc chăm sóc tốt khi trẻ có dấu hiệu của sốt rất quan trọng. Tiếp theo đó là tìm ra nguyên nhân gây sốt và điều trị nguyên nhân là cách hiệu quả nhất để hạ sốt.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Hàng ngày nhỏ một giọt vitamin D vào đầu ti cho bé bú có đúng cách không?

Bé nhà em sinh vào đầu tháng 10. Em sinh thường. Tháng 10 nhiều mưa nên bé cũng ít được đi phơi nắng. Hàng ngày em nhỏ một giọt vitamin D3 của hãng Ostelin vào đầu ti cho bé bú. Em làm như vậy có đúng cách chưa và liều lượng có đủ cho bé không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  533 lượt xem

Cảm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm tai, đúng hay sai?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  685 lượt xem

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm

Bác sĩ có thể cho biết các dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ nhỏ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  632 lượt xem

Trẻ 1 tháng 10 ngày tuổi vặn mình, khó ngủ và khóc lên mỗi khi đi ngoài cần chăm sóc thế nào?

Hiện nay, bé nhà em được 1 tháng 10 ngày tuổi. Lúc sinh bé nặng 3,2kg, hiện giờ là 4,2kg. Bé nhà em rất khó ngủ, hay vặn mình và khóc suốt đêm, ban ngày cũng hay khóc. Bé còn khó đi ngoài nên em có cho bé đi khám thì bác sĩ chỉ khuyên là điều chỉnh chế độ ăn của mẹ. Em đã ăn nhiều rau xanh và đồ mát nhưng tình hình của bé vẫn không được cải thiện. Ngày bé đi được khoảng 2-3 lần, sôi ruột, bé thường xì hơi nhiều, vặn mình, khó chịu rặn đỏ hết cả mặt lên. Mỗi lần đi tiêu bé phải rặn rất lâu và khóc lên mới đi được. Em cũng có mát xa bụng cho bé nhưng không đỡ. Mong bác sĩ cho biết có phải bé nhà em bị táo bón hay không và bác sĩ có thể tư vấn cách chăm sóc, chữa trị để bé dễ chịu hơn không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1894 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 743 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 861 Lượt xem
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1097 Lượt xem
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ 04:39
HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi 1 - 2 tuổi và nguyên nhân thường do viêm mũi họng.Dù là bệnh phổ biến, nhưng...
 2 năm trước
 686 Lượt xem
Tin liên quan
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung có nguy cơ tử vong cao do lượng oxy và chất dinh dưỡng trong tử cung thấp. Điều quan trọng là cần thực hiện thăm khám đầy đủ và theo dõi thai kỳ cẩn thận, phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Trẻ bị ghẻ và cách điều trị
Trẻ bị ghẻ và cách điều trị

Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị - ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. Nó thường xuất hiện ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình hoặc trong các nhóm trẻ em ở nhà trẻ hoặc trường học. Không có khoảng thời gian cụ thể nào trong năm mà bệnh ghẻ phát triển nhiều hơn.

Bí quyết làm dịu chàm cho trẻ nhỏ
Bí quyết làm dịu chàm cho trẻ nhỏ

Nếu bé phải chịu đựng những mảng chàm đỏ, ngứa thì tất cả những gì bạn muốn là giúp bé có thể giảm bớt khó chịu. Chăm sóc đúng cách cho làn da của bé và tránh các nguyên nhân thông thường, có thể giúp làm dịu làn da bị kích thích và ngăn ngừa bùng phát.

Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông và cách điều trị

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây