1

Chăm sóc sức khỏe răng miệng trong giai đoạn mang thai - Bệnh viện 108

Sức khoẻ răng miệng khi mang thai:

Viêm lợi :

  • Có thể là kết quả của sự thay đổi nội tiết làm tăng đáp ứng quá mức của mô lợi với vi khuẩn. C
  • Nếu viêm nha chu diễn tiến trong thai kì thì việc điều trị lấy cao răng và làm nhẵn bề mặt thân-chân răng được công nhận là an toàn để thực hiện.

Sâu răng:

  • Có thể xảy ra do sự thay đổi của chế độ ăn uống ví dụ như tăng ăn vặt, tăng acid trong miệng do nôn, khô miệng hoặc vệ sinh răng miệng kém do buồn nôn và nôn.

U lợi :

  • Tổn thương tăng sinh ở mô lợi, có thể phát triển do thay đổi nội tiết.

Mòn răng:

  • Có thể xuất phát từ nôn nhiều do ốm nghén.
  • Thai phụ nên được khuyến khích tránh đánh răng ngay sau khi nôn.
  • Thay vào đó, họ nên lựa chọn súc miệng bằng dung dịch pha loãng 1 cốc nước với 1 thìa café baking soda để trung hoà acid.

Cách chăm sóc:

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm trong 2 phút, sử dụng cùng với kem đánh răng chứa Fluoride.
  • Thay bàn chải mỗi 3 đến 4 tháng hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị xơ, mòn. Khi lông bàn chải trở nên xơ, mòn thì hiệu quả làm sạch răng sẽ suy giảm, và có thể gây kích thích lợi của bạn.
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp loại bỏ thức ăn và mảng bám giữa các kẽ răng và một phần cổ răng dưới lợi.
  •  Liệu pháp bổ sung Fluoride tại chỗ để giảm thiểu ảnh hưởng của sự mòn răng thì bôi varnish Fluoride có thể được ưu tiên hơn liệu pháp áp gel Fluoride do gây buồn nôn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh đa dạng, cân bằng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau như: ngũ cốc, rau, hoa quả, thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, chất béo,..
  • Hạn chế ăn vặt. Mỗi lần bạn sử dụng thức ăn hoặc đồ uống có chứa đường, các vi khuẩn trong miệng bạn sẽ giải phóng acid tác động đến răng của bạn, tăng nguy cơ phát triển sâu răng.

Thuốc:  

  • Gây tê cục bộ ( có hoặc không có epinephrine)
  • Kháng sinh:Penicillin, Amoxicillin, Cephalosporins, Clindamycin, Metronidazole.
  • Sử dụng các loại thuốc khác cần tham khảo bác sĩ sản khoa của bệnh nhân để cân nhắc rủi ro và lợi ích.

XQ nha khoa:

  • Chụp X-quang được cho là tương đối an toàn đối với phụ nữ mang thai ở tất cả cácgiai đoạn trong quá trình mang thai.
  • Mặc dù bức xạ từ X quang nha khoa rất thấp nhưng thai phụ vẫn cần được bảo vệ bởi áo chì để hạn chế tối đa tia X tiếp xúc với thai nhi.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
"BÉ BƠ" ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ TIẾP CHIÊU CHỐNG LẠI LŨ SÂU RĂNG "Ở DƠ" VÀ CÁI KẾT..."NHƯ MƠ" "BÉ BƠ" ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ TIẾP CHIÊU CHỐNG LẠI LŨ SÂU RĂNG "Ở DƠ" VÀ CÁI KẾT..."NHƯ MƠ" 03:12
"BÉ BƠ" ĐƯỢC CÁC BÁC SĨ TIẾP CHIÊU CHỐNG LẠI LŨ SÂU RĂNG "Ở DƠ" VÀ CÁI KẾT..."NHƯ MƠ"
Sâu răng chính là kẻ thù thường gặp, là "nỗi ám ảnh" khiến bé khóc thét mỗi lần "chạm trán". Thế nhưng vì sao bé lại gặp vấn đề răng miệng khi vẫn...
 3 năm trước
 984 Lượt xem
BẤT NGỜ NÂNG TỪ 3 - 5 TÔNG VỚI TẨY TRẮNG RĂNG PLASMA TẠI THU CÚC BẤT NGỜ NÂNG TỪ 3 - 5 TÔNG VỚI TẨY TRẮNG RĂNG PLASMA TẠI THU CÚC 00:10
BẤT NGỜ NÂNG TỪ 3 - 5 TÔNG VỚI TẨY TRẮNG RĂNG PLASMA TẠI THU CÚC
Là khách hàng hiện đại
 3 năm trước
 901 Lượt xem
Tin liên quan
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Súc miệng bằng dầu dừa có thể cải thiện sức khỏe răng miệng
Súc miệng bằng dầu dừa có thể cải thiện sức khỏe răng miệng

Súc miệng bằng dầu (oil pulling) là một phương pháp chăm sóc răng miệng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phương pháp dân gian này được cho là có tác dụng làm trắng răng, giúp cho hơi thở thơm tho và cải thiện đáng kể sức khỏe răng miệng.

Lợi ích của dầu dừa đối với sức khỏe răng miệng
Lợi ích của dầu dừa đối với sức khỏe răng miệng

Dầu dừa ngày càng được biết đến nhiều nhờ các đặc tính có lợi cho sức khỏe, ví dụ như tốt cho tim mạch, dưỡng ẩm, làm dịu da và dưỡng tóc chắc khỏe. Ngoài ra, dầu dừa còn được sử dụng từ hàng ngàn năm trước để chăm sóc răng miệng.

Cách chăm sóc răng nhạy cảm
Cách chăm sóc răng nhạy cảm

Nếu các loại đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng khiến cho răng bạn bị đau thì có lẽ đã đến lúc đi khám nha sĩ để kiểm tra xem có phải răng bạn là răng nhạy cảm hay không.

Mảng bám trên răng
Mảng bám trên răng

Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây