1

Áp lực khí: chăm sóc nha khoa mà không cần khoan

Áp lực khí là một công nghệ không dùng đến mũi khoan, được sử dụng để loại bỏ những vùng sâu răng nhỏ hoặc để thực hiện một số phương pháp khác.
Áp lực khí: chăm sóc nha khoa mà không cần khoan Áp lực khí: chăm sóc nha khoa mà không cần khoan

Cơ chế hoạt động của áp lực khí

Trong quá trình sùng áp lực khí, một thiết bị giống như máy phun cát cỡ nhỏ được sử dụng để thổi bay vùng răng sâu. Một luồng khí mạnh chứa các phân tử sẽ nhắm vào vùng răng bị xỉn màu hoặc bị sâu. Những phân tử này có thể là silica (silic), aluminum oxide (nhôm oxit) hoặc hỗn hợp baking soda, được nhắm vào bề mặt răng bằng khí nén hoặc khí gas chạy dọc theo thiết bị. Những mảnh sâu răng nhỏ li ti trên bề mặt răng sẽ bị loại bỏ khi luồng khí thổi đến. Những mảnh vụn này sau đó sẽ được hút đi bằng một đầu ống có đường kính nhỏ.

Áp lực khí có an toàn không?

Có, áp lực khí rất an toàn. Lưu ý duy nhất trước khi dùng áp lực khí là đeo kính bảo vệ mắt (để mắt không bị tác động bởi luồng hơi) và dùng vách cao su (miếng cao su được đeo trước hàm răng) hoặc đeo miếng nhựa bảo vệ cho vùng răng, lợi gần đó để bảo vệ cho những vùng không cần điều trị. Việc hút đi những mảnh răng bị loại bỏ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ chúng đi vào bên trong phổi.

Ưu điểm của áp lực khí

So với phương pháp khoan truyền thống, phương pháp áp lực hơi có rất nhiều ưu điểm, ví dụ như:

  • Áp lực hơi không tạo ra nhiệt, áp lực hay độ rung
  • Áp lực hơi đôi khi còn có thể hạn chế việc dùng thuốc gây tê, đặc biệt là khi vùng răng sâu không ăn vào quá sâu.
  • Áp lực khí làm giảm nguy cơ gãy hoặc mẻ răng, và nhiều bác sĩ tin rằng điều này sẽ làm tăng tuổi thọ cho lớp trám răng.
  • Quá trình thực hiện tương đối đơn giản mặc dù mất nhiều thời gian hơn phương pháp khoan truyền thống.

Nhược điểm

  • Phương pháp áp lực khí không phải hoàn toàn không gây đau. Áp lực khí và các phân tử bào mòn có thể khiến răng trở nên nhạy cảm.
  • Áp lực hơi không được dùng cho những lỗ thủng quá sâu (gần với tủy răng) hoặc cho vùng sâu nằm giữa hai răng. Phương pháp này phù hợp nhất để loại bỏ những vùng răng sâu có diện tích nhỏ và mới chỉ nằm ở lớp ngoài cùng hoặc bề mặt nhai của răng.
  • Nếu cần loại bỏ lớp men cứng để tiếp cận vùng răng sâu thì không thể dùng phương pháp áp lực khí mà phải dùng mũi khoan truyền thống. Tuy nhiên, một khi đã tiếp cận được với vùng răng sâu bên dưới thì có thể dùng áp lực khí.
  • Áp lực khí không được dùng trong trường hợp chuẩn bị răng để làm mão răng hoặc trám răng Inlay, Onlay.

Đối tượng phù hợp với phương pháp áp lực khí

Áp lực khí là lựa chọn lí tưởng cho đối tượng khách hàng là trẻ nhỏ và những người có vùng răng sâu nhỏ, sợ phải khoan răng.

Phương pháp áp lực khí thường được dùng trong trường hợp nào?

Phương pháp này có thể được dùng để:

  • Loại bỏ đi những vật liệu khôi phục bằng nhựa đã cũ nhưng không loại bỏ được vật liệu khôi phục bằng kim loại hay bạc amalgam.
  • Chuẩn bị răng để dán nhựa hay sealant
  • Loại bỏ những vùng xỉn màu trên bề mặt răng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: áp lực, chăm sóc, nha khoa
Tin liên quan
Sử dụng laser trong nha khoa
Sử dụng laser trong nha khoa

Tia laser đã được sử dụng trong nha khoa từ năm 1994 để điều trị nhiều vấn đề về răng miệng.

Súc miệng bằng dầu dừa có an toàn không?
Súc miệng bằng dầu dừa có an toàn không?

Súc miệng bằng dầu là một phương pháp vệ sinh răng miệng có nguồn gốc từ xa xưa ở Ấn Độ. Mặc dù được cho là còn nhiều tác dụng khác nhưng phương pháp này chủ yếu được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ vi khuẩn và kích thích tiết nước bọt để làm sạch khoang miệng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây