1

Chăm sóc sau ghép thận - Bệnh viện 108

Thải ghép:

  • Đây là biến chứng thường gặp và quan trọng nhất sau ghép thận.
  • Có 2 loại thải ghép: cấp và mạn tính.
  • Thải ghép là phản ứng bình thường của cơ thể bạn sau khi nhận thận, do đó người bệnh cần uống thuốc chống thải ghép đều đặn theo đơn của bác sỹ theo dõi sau ghép, không bao giờ được ngừng hoặc quên uống thuốc.

Mẹo để không bao giờ quên uống thuốc:

  • Phải luôn nhớ uống thuốc là một phần của hoạt động thường nhật của bạn.
  • Sử dụng đồng hồ điện tử và đặt chuông báo giờ uống thuốc. Bạn phải nắm rõ tên thuốc, giờ uống, tác dụng của từng loại thuốc.
  • Hỏi kỹ và xem lại hướng dẫn khi có bất kỳ một thay đổi liều thuốc nào.
  • Báo lại bác sỹ theo dõi sau ghép nồng độ thuốc khi đi khám, xét nghiệm.
  • Khi bạn được bác sỹ kê đơn điều trị bất kỳ một bệnh nào khác thì bạn đều phải hỏi ý kiến bác sỹ theo dõi sau ghép để chắc chắn thuốc đó không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống thải ghép.
  • Tiếp tục uống thuốc chống thải ghép kể cả bạn cảm thấy cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Ngừng thuốc là nguyên nhân gây thải ghép.

Nhiễm trùng:

  • Uống thuốc chống thải ghép sẽ làm cơ thể suy giảm miễn dịch và dễ bị nhiễm virus và một số nhiễm trùng khác.
  • Cách đơn giản nhất để phòng nhiễm trùng là bạn phải rửa tay thường xuyên, dùng gel kháng khuẩn vào mùa lạnh hoặc mùa cúm.
  • Tiêm vắc xin theo hướng dẫn của bác sỹ cũng là cách để phòng bệnh.

Cần báo với bác sỹ khi có những dấu hiệu sau:

  • Loét, vết thương, tổn thương đặc biệt là vết thương lâu liền sẹo.
  • Các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu: tiểu tiện thường xuyên, đau hoặc nóng rát khi tiểu tiện, nước tiểu đục hoặc đỏ, có mùi hôi.
  • Các dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp: ho, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau rát họng hoặc sốt.

Tránh nhiễm trùng bạn cần:

  • Rửa tay thường xuyên
  • Duy trì thói quen vệ sinh tốt, đặc biệt là khi nuôi thú cưng
  • Tránh tiếp xúc với những người đang bị ốm
  • Tránh tiếp xúc với những người mới tiêm phòng vắc xin sống giảm động lực 
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nếu có kế hoạch đi du lịch thì bạn phải hỏi ý kiến bác sỹ theo dõi cho bạn và có thể bạn phải tiêm vắc xin phòng một số bệnh phổ biến ở khu vực bạn muốn du lịch

Vắc xin:

  • Vắc xin bảo vệ cơ thể, tránh nhiễm trùng tuy nhiên một số vắc xin không tốt cho người bệnh sau ghép thận (vắc xin sống giảm động lực).
  • Bạn phải xin ý kiến bác sỹ theo dõi ghép nếu bạn muốn tiêm hoặc tiêm nhắc lại vắc xin.

Bạn nên:

  • Tiêm vắc xin phòng virus viêm gan B trước ghép.
  • Tránh những vắc xin sống
  • Tránh vắc xin cúm đường mũi
  • Chỉ ghép sau khi tiêm phòng cúm ít nhất 3-6 tháng và nhắc lại hằng năm bằng đường tiêm.

Một số vắc xin an toàn được khuyến nghị:

  • Bạch hầu, ho gà, uốn ván;
  • Viêm gan virus A (khi đi du lịch hoặc có nguy cơ mắc);
  • Viêm gan virus B (tiêm trước ghép);
  • Vắc xin phòng viêm phế cầu (nhắc lại mũi đơn sau 5 năm);
  • Vắc xin bại liệt đã bất hoạt;
  • Cúm type A và B (nhắc lại hằng năm);
  • Viêm màng não (nếu có nguy cơ cao);
  • Thương hàn đường tiêm tĩnh mạch

Một số vắc xin cần tránh:

  • Vắc xin thủy đậu;
  • Vắc xin BCG (lao);
  • Đậu mùa;
  • Cúm đường mũi;
  • Thương hàn type 1a đường uống và các vắc xin mới hơn khác;
  • Sởi (trừ khi có bùng phát dịch);
  • Quai bị;
  • Rubella;
  • Bại liệt đường uống;
  • Viêm não Nhật Bản;
  • Sốt vàng da.

Đái tháo đường mới xuất hiện sau ghép (NODAT):

  • Là đái tháo đường mới xảy ra sau ghép mà trước đó bạn không mắc.
  • Có thể do tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép.
  • Những người béo bụng hoặc tiền sử gia đình đái tháo đường thì sẽ có nguy cơ NODAT cao.
  • Bạn nên xét nghiệm đường máu thường xuyên trong các đợt tái khám và các bác sỹ sẽ có kế hoạch theo dõi đường máu cho bạn.

Nếu bị đái tháo đường:

  • Điều chỉnh chế độ ăn giảm tinh bột
  • Tập thể dục (theo hướng dẫn của bác sỹ)
  • Dùng thuốc hạ đường máu

Bệnh tim mạch:

  • Người bệnh sau ghép thận có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn.
  • Các yếu tố nguy cơ gồm: hút thuốc lá, đái tháo đường, thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, thời gian lọc máu trước ghép.

Để giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch:

  • Kiểm soát tăng huyết áp
  • Kiểm soát mỡ máu
  • Bỏ thuốc lá
  • Tập thể dục dưới sự cho phép của bác sỹ theo dõi thận ghép
  • Duy trì cân nặng bằng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh.
  • Kiểm soát đường máu tốt, nếu bạn bị đái tháo đường thì hãy làm việc.

Tăng huyết áp:

  • Bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, huyết áp mục tiêu là dưới: 130/80 mmHg. Để kiểm soát huyết áp tốt, bạn cần:
  • Kiểm soát cân nặng, bao gồm tập thể dục.
  • Chế độ ăn ít muối
  • Thuốc hạ áp

Rối loạn mỡ máu

  • Một số người bị cholesterol và triglycerid tăng cao sau ghép thận do: tác dụng phụ của thuốc, tăng cân, chế độ ăn uống kém, tiền sử gia đình hoặc lười vận động.
  • Các vấn đề liên quan đến thận gây protein niệu cũng làm tăng mỡ máu.

Để kiểm soát mỡ máu tốt:

  • Chế độ ăn hợp lý
  • Tập thể dục dưới sự cho phép của bác sỹ theo dõi thận ghép
  • Thuốc hạ mỡ máu

Ngừng thuốc lá

  • Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ tim mạch, ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và còn ảnh hưởng đến thận ghép của bạn.
  • Vì vậy bạn nên ngừng thuốc lá.

Cân nặng

  • Sau ghép bạn có thể bị tăng cân do tác dụng phụ của thuốc và do chế độ ăn thiếu nghiêm ngặt.
  • Tăng cân gây béo phì, và đây là yếu tố nguy cơ tim mạch cũng như đái tháo đường sau ghép.
  • Bạn cần được chuyên gia dinh dưỡng cùng bác sỹ theo dõi sau ghép tư vấn về chế độ ăn và bạn cần thực hiện lối sống khoa học, hợp lý.

Ung thư

  • Một số loại thuốc chống thải ghép có nguy cơ gây ung thư (da và môi),
  • Đặc biệt ở những người có tiền sử gia đình hoặc bản thân bị ung thư, sống ở vùng nhiều ánh nắng mặt trời.

Do đó để giảm nguy cơ ung thư:

  • Tránh ánh nắng trực tiếp
  • Tránh đến những nơi nhiều ánh nắng mặt trời
  • Bôi kem chống nắng chống UVA, UVB

Bệnh lý xương

  • Bệnh lý xương (hay còn gọi bệnh thận mạn rối loạn chuyển hóa xương và khoáng: CKD-MBD) có thể vẫn tiếp tục sau ghép thận.
  • Bệnh lý xương gây xương yếu và giòn dẫn đến dễ bị gãy.
  • Bác sỹ theo dõi sau ghép sẽ xét nghiệm nồng độ calci, phốt pho, hormon tuyến cận giáp (PTH) và vitamin D cho bạn.

Để giảm nguy cơ bệnh lý xương:

  • Tập thể dục: đi bộ, đi xe đạp, tập tạ
  • Bổ xung vitamin D nếu kết quả xét nghiệm vitamin D thấp
  • Thuốc làm tăng mật độ xương không sử dụng phổ biến sau ghép. Nếu bác sỹ kê đơn thuốc này thì bạn cần sinh thiết xương trước khi sử dụng thuốc này.

Thiếu máu

  • Sau ghép bạn có thể bị thiếu máu do quá trình phẫu thuật, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm trùng, hồng cầu bị vỡ bất thường hoặc thải ghép.
  • Thuốc hạ áp cũng có thể khiến cơ thể tạo ra ít tế bào hồng cầu hơn.
  • Thiếu máu gây mệt mỏi, nếu không được điều trị sẽ gây thiếu máu các cơ quan, dẫn đến suy tim.
  • Nếu bạn bị thiếu máu bạn phải có chế độ ăn giàu sắt và bác sỹ kê đơn thuốc sắt cho bạn.

Gút

  • Là tình trạng tăng axít uric gây lắng đọng tinh thể trong khớp gây sưng đau.
  • Cơ thể phải cần thời gian để loại bỏ axít uric sau khi ghép và thuốc chống thải ghép (cyclosporin) có tác dụng phụ là gây tăng axít uric.

Để tránh bị gút:

  • Chế độ ăn: hạn chế một số thực phẩm: thịt đỏ, hải sản, nước ngọt, nước ngọt có đường và rượu.
  • Giữ cân nặng
  • Kiểm soát huyết áp, đường máu và mỡ máu.
  • Thuốc (tránh nhóm chống đau giảm viêm non steroid)

Hoạt động tình dục và khả năng sinh sản

  • Sau ghép chức năng tình dục của bạn sẽ trở lại bình thường (nếu vấn đề đó do suy thận hoặc do lọc máu).
  • Bạn và bạn tình có thể trao đổi với bác sỹ theo dõi sau ghép khi có vấn đề về chức năng tình dục, tình dục an toàn và cách phòng tránh thai.
  • Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nên tham khảo ý kiến bác sỹ khi có ý định mang thai và phòng tránh thai.

Trước khi mang thai bạn nên:

  • Đợi ít nhất sau ghép 1 năm
  • Đợi đến khi chức năng thận ổn định
  • Khám bác sỹ chuyên khoa sản
  • Tìm hiểu về lợi ích và rủi ro khi cho con bú vì một số loại thuốc có thể qua sữa mẹ và gây hại cho em bé.

Sức khỏe tâm thần

  • Lo lắng và trầm cảm là phổ biến sau ghép, có khi bạn cảm thấy choáng váng vì những thay đổi đang xảy ra sau ghép.
  • Điều này có thể là do các vấn đề sức khỏe trước ghép, cũng có thể từ chính cuộc ghép hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc chống thải ghép.
  • Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm thì bạn nên thảo luận với bác sỹ theo dõi 

Lối sống lành mạnh

  • Lối sống lành mạnh rất quan trọng sau ghép vì giúp mang lại cảm giác khỏe mạnh và cải thiện một số yếu tố nguy cơ tim mạch: đái tháo đường sau ghép, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Để có lối sống lành mạnh, bạn nên:

  • Quay trở lại cuộc sống thường ngày: công việc, tới trường hay làm việc nhà
  • Tăng cường hoạt động thể lực: tập thể dục thường xuyên (bạn phải hỏi ý kiến bác sỹ trước khi tập)
  • Chế độ ăn uống hợp lý: bạn nên tham khảo bác sỹ dinh dưỡng để họ kê cho bạn thực đơn phù hợp.
  • Giảm cân khi cần thiết để đạt trọng lượng khối cơ thể hợp lý.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC 07:38
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
Điều trị sạch sỏi tiết niệu gây đau đớn mà không cần mổ, 24h xuất viện về nhà ngay?
 3 năm trước
 729 Lượt xem
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC 07:39
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC
”Từng tìm hiểu, theo dõi khá nhiều ca tán sỏi do bác sĩ Huyên thực hiện tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, tôi thấy vô cùng yên tâm về đội ngũ bác sĩ cũng...
 3 năm trước
 634 Lượt xem
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI 12:33
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI
Hôm nay hãy cùng Thu Cúc theo dõi 1 ca tán sỏi đặc biệt: Bệnh nhân có "cơ địa sỏi" với nhiều loại sỏi trong hệ tiết niệu đã lựa chọn đến với Thu...
 3 năm trước
 729 Lượt xem
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? 10:27
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Sỏi thận, tiết niệu là căn bệnh phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh, và không phải người bệnh nào cũng tìm được...
 3 năm trước
 555 Lượt xem
Tin liên quan
Cấu tạo thận và các bệnh ở thận
Cấu tạo thận và các bệnh ở thận

Thận là một bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu, gồm có hai bên đối xứng nhau và có hình hạt đậu. Thật có nhiệm vụ giúp cơ thể loại bỏ chất thải và lọc máu trước khi đưa máu trở lại tim.

Ghép thận có những rủi ro nào?
Ghép thận có những rủi ro nào?

Ghép thận là một phương pháp phẫu thuật nhằm điều trị suy thận, giúp người bệnh không phải phụ thuộc lâu dài vào thiết bị lọc máu.

Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?
Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?

Bệnh thận mạn và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ hai chiều. Bệnh thận mạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh thận mạn.

Các loại bệnh thận và cách điều trị, phòng ngừa
Các loại bệnh thận và cách điều trị, phòng ngừa

Thận là cơ quan có nhiệm vụ điều hòa độ pH cũng như các chất điện giải như natri, kali trong cơ thể và còn nhiều chức năng quan trọng khác. Có nhiều bệnh lý xảy ra với thận, mỗi bệnh lý có các triệu chứng và cách điều trị khác nhau.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây