1

Cấu tạo, chức năng của màng ngoài tim

Màng ngoài tim là một túi bảo vệ có chứa một lượng nhỏ chất bôi trơn, giúp hạn chế sự dịch chuyển của tim trong lồng ngực và bảo vệ tim khỏi bị chấn thương cơ học hay nhiễm trùng từ các vùng lân cận.

1. Cấu tạo màng ngoài tim

Màng ngoài tim là một túi bảo vệ tim, che phủ tim và phần gần của đại động mạch, tĩnh mạch chủ xuất phát từ tim. Tim và màng ngoài tim nằm ở phía sau xương ức, ở giữa khoang ngực hay còn được gọi là trung thất.

Giải phẫu màng ngoài tim bao gồm lá thành và lá tạng:

  • Lá tạng là màng trong sát thượng mạc cơ tim
  • Lá thành gồm màng trong và màng sợi. Bề dày của lá thành từ 0,8-2,5mm.

Màng ngoài tim được gắn với xương ức, cột sống và cơ hoành bằng các dây chằng. Thần kinh hoành, các nhánh động mạch chủ và động mạch vú, mạch bạch huyết là các cấu trúc giúp điều hòa, nuôi dưỡng màng ngoài tim. Bình thường màng ngoài tim chứa từ 15 - 50ml dịch, dịch này được tiết bởi trung mô ở màng trong của màng ngoài tim.

2. Chức năng của màng ngoài tim

Chức năng của màng ngoài tim bao gồm:

  • Giữ cho cấu trúc của tim tốt hơn
  • Hạn chế sự dịch chuyển của tim trong lồng ngực
  • Bảo vệ tim khỏi bị chấn thương cơ học và nhiễm trùng từ các vùng lân cận
  • Ngăn tim dãn quá mức khi tăng đột ngột thể tích trong tim. Ví dụ như hở động mạch chủ hoặc hở 2 lá cấp
  • Dịch màng ngoài tim là chất bôi trơn và giảm ma sát bề mặt tim trong chu chuyển tim
Cấu tạo, chức năng của màng ngoài tim
Hình ảnh vị trí của màng ngoài tim

 

Lá thành màng ngoài tim giúp thực hiện chức năng cơ học, ngăn chặn sự dãn nở buồng tim quá mức trong tình trạng gia tăng khối lượng tuần hoàn. Chức năng này không thể hiện khi tình trạng thể tích tuần hoàn bình thường hay giảm.

Các tế bào trung mô của lớp màng trong tiết ra liên tục prostaglandin E1, eicosanoids, prostacyclin (PGI2), các bổ thể (C3, C4, CH5) để đáp ứng với tình trạng thiếu oxy, tình trạng màng ngoài tim bị căng ra, hoặc tăng công cơ tim, tăng tải cơ tim.

Các chất này giúp thay đổi trương lực động mạch vành, tăng công của tim và chống kết dính tiểu cầu, chống tạo huyết khối trong lòng động mạch vành.

Áp lực trong xoang màng ngoài tim bình thường từ - 5mmHg đến + 5mmHg, tương tự áp lực trong xoang màng phổi, ở cuối thời kỳ hít vào và cuối thời kỳ thở ra, áp lực xoang màng tim lần lượt là - 6mmHg và - 3mmHg, trong thời kỳ hít vào, lượng máu đổ về tim nhiều, do đó vách liên nhĩvách liên thất phồng lên nhẹ về phía nhĩ trái và thất trái.

Trường hợp chẹn tim hay viêm màng ngoài tim co thắt, buồng tim không dãn được, do đó vách liên thấtvách liên nhĩ phồng nhiều hơn về phía buồng tim trái, làm giảm thể tích tim trái (hiện tượng mạch nghịch).

Bệnh nhân có thể mắc một số bệnh ở ngoài ngoài tim như: viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng tim,... Bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau ngực sau xương ức và tăng khi hít sâu, giảm đau khi ngồi ngả người phía trước, sốt nhẹ, tim đập nhanh,...
Tóm lại, màng ngoài tim là một túi bảo vệ tim có chứa một lượng nhỏ chất bôi trơn, giúp hạn chế sự dịch chuyển của tim trong lồng ngực và bảo vệ tim khỏi bị chấn thương cơ học hay nhiễm trùng từ các vùng lân cận.

Cấu tạo, chức năng của màng ngoài tim
Hình ảnh viêm mủ màng tim

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây