1

Cập nhật thông tin về điều trị bệnh nhiễm Toxocara Canis (giun đũa chó)- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Một số chủng khác có liên quan đến giun đũa chó

Toxocara cati hay thường gọi là giun đũa mèo (do Schrank., 1788 và Brumpt., 1927 phát hiện và công bố)

2. Phân bố dịch tễ bệnh giun đũa chó

  • Bệnh do giun đũa chó, mèo gây ra có thể xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới, không phụ thuộc nông thôn hay thành thị, ngay cả những nước tiên tiến vẫn có khả năng nhiễm và thậm chí nhiễm nhiều.
  • Do vậy, một số quốc gia có các bác sĩ chuyên chăm sóc cho con vật cảnh, vật cưng, thu nuôi trong nhà như tại Nhật Bản, Mỹ, Úc, Pháp, Chi Lê, Na Uy,….
  • Đây là một bệnh do ký sinh trùng gây ra: bệnh giun đũa ở chó, mèo, u hạt do ấu trùng (larval granulomatosis), ấu trùng di chuyển nội tạng ở người (Viceral larva migrans [VLM] in man), ấu trùng di chuyển ở mắt (Ocular larva migrans-OLM).
  • Thực tế lâm sàng đã gặp giun đũa chó trên người ở Ai Cập (David L. Belding, Textbook of Parasitology, 3rd )

3. Hình thái học

  • Con đực có kích thước 4-10cm và con cái 6-18cm.
  • Hình dáng trông giống con giun đũa giai đoạn trẻ (young ascaris), các móc của giun phần cổ hẹp ở đoạn cuối. Trứng có hình bán thùy, dày, vỏ bị rỗ, kích thước 90 x 75micron.

4. Phương thức lây nhiễm (mode of infestation)

Trên chó và mèo:

  • Trực tiếp bằng con đường tiêu hóa trứng nhiễm ấu trùng từ đất.
  • Gián tiếp bằng cách ăn các vật chủ ăn thịt
  • Nhiễm trùng chu sinh (chỉ có T.canis)
  • Tiêu hóa ấu trùng qua con đường phân
  • Lây truyền qua đường sữa

Trên người:

  • Gián tiếp bằng cách tiếp xúc tay với các vật bị nhiễm ấu trùng
  • Gián tiếp qua cách ăn đất (geophagia), phân (coprophagia) hay các thực phẩm có trứng giun đũa chó nhiễm.
  • Trực tiếp bằng cách tay nhiễm tiếp xúc các cô bảo mẫu nhiễm mầm bệnh hay miệng, tả lót,…

5. Triệu chứng học

  • Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và vị trí ký sinh của sán đối với vật chủ, và biểu hiện triệu chứng bắt đầu từ các cơ quan bị nhiễm.
  • Có thể không có triệu chứng nếu nhiễm trùng nhẹ, ấu trùng có thể lang thang trong gan, phổi, tim, não, mắt và có thể gây ra hội chứng tăng eosin mạn tính, tăng bạch cầu, sốt, gan to, viêm phế quản, giả hen, viêm phổi, viêm cơ tim, động kinh hoặc trị trệ trí tuệ, viêm võng mạc, viêm kết mạc, viêm màng bò đào, viêm nhãn cầu.

6. Chẩn đoán

  • Trên chó và mèo: xét nghiệm phân chẩn đoán dựa trên đặc điểm trứng hoặc tìm thấy giun trong mẫu phân.
  • Trên người: chẩn đoán lâm sàng thường không chắc chắn bởi lẽ triệu chứng giun đũa chó và mèo không điển hình; sinh thiết gan, tìm thấy giun và test huyết thanh miễn dịch sẽ hỗ trợ chẩn đoán rất nhiều.

Chẩn đoán xác định một bệnh hệ thống do ký sinh trùng giun đũa chó

  • Sự hiện diện của các triệu chứng lâm sàng đặc biệt (gan to)
  • Các xét nghiêm cận lâm sàng (tăng bạch cầu, đặc biệt tăng bạch cầu eosin tăng,hiệu giá isohemagglutinin và tăng gammaglobulin huyết thanh;
  • Tiền sử lâm sàng (có tiếp xúc hoặc thói ăn đất ở trẻ em)
  • Sự có mặt của test huyết thanh dương tính với kháng thể kháng Toxocara spp trong huyết thanh (ELISA hoặc Ouchterlony test).

7. Biện pháp phòng bệnh

  • Hạn chế tối đa tiếp xúc các vật chủ nhạy cảm, các chó mèo bị nhiễm và môi trường nghi ngờ có bệnh;
  • Kiểm tra phân của những chó con hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng cho đến khi phân trở nên âm tính;
  • Phải có quy trình kiểm tra phân định kỳ mỗi năm và có kế hoạch điều trị cần thiết;
  • Cấm chó chạy trong khu vườn chơi trẻ con, công viên hoặc các họp cát tông tạm trú của chó;
  • Nhanh chóng loại bỏ các thùng chứa phân chó;
  • Kiểm soát chặt chẽ và buộc dây xích, hay có luật nuôi cho rõ ràng.
  • Giáo dục sức khỏe bởi các nhà thú y, các thầy thuốc, các nhà hoạt động xã hội và những chủ vật nuôi để góp phần vào công tác dự phòng và phòng chống bệnh.
  • Rửa tay cho trẻ con sau khi chơi ở nơi có đất cát và vật nuôi.
  • Giáo dục sức khỏe cho cha mẹ tránh khỏi nhưng nguy cơ tiềm tàng có thể có.

8. Điều trị

Hiện tại có rất nhiều loại thuốc trên thị trường có hiệu quả với bệnh giun đũa cho mèo này, song mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng riêng và có những tác dụng phụ nhất định.

Phần lớn liệu trình điều trị thuốc nào cũng vậy là dài ngày nên khó tránh khỏi các cảm giác khó chịu, nhất là triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là một số thuốc có hiệu quả và đã được nghiên cứu:

  • Thiabendazole 25mg/kg cân nặng, hai lần/ngày trong 21 ngày.
  • Dietylcarbamazine 3mg/kg cân năng 3 lần/ ngày trong 21 ngày.
  • Albendazole gần đây cũng cho thấy có hiệu quả trên truờng hợp nhiễm giun đũa chó, với liều cao 800mg/ ngày trong 2-3 tuần.
  • Thuốc chống dị ứng: Telfast, cetirizine, loratadine…
  • Trong một số trường hợp có thể phải dung phối hợp thuốc diệt KST với corticoide hoặc phẫu thuật (Nhiễm Toxocara ở mắt).

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 644 Lượt xem
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 713 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 754 Lượt xem
Tin liên quan
Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày
Phương Pháp Điều Trị Theo Từng Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày

Phương pháp điều trị theo từng giai đoạn ung thư dạ dày như thế nào? Phác đồ điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mà ung thư bắt đầu hình thành trong dạ dày và phạm vi lan rộng của tế bào ung thư.

Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị
Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị

Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây