1

Cách xử lý vết thương tai nạn giao thông

Mục đích của sơ cứu nạn nhân nhằm: cứu sống nạn nhân (preserve life), ngăn ngừa diễn biến nặng (prevent further harm) và tạo thuận lợi cho quá trình hồi phục (promote recovery). Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện sơ cứu tai nạn thương tích tại hiện trường một vụ tai nạn giao thông.

1. Bước 1: Sử dụng phương tiện bảo hộ:

Hãy đeo găng tay dùng một lần (nếu có). Ngoài ra, bạn cũng có thể bọc tay bằng túi nhựa. Mặc dù bước này không bắt buộc để làm dịu vết thương, nhưng điều quan trọng là bạn phải tự bảo vệ mình, để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bạn hoặc nạn nhân.

Nếu bạn không mang găng tay, hãy cố gắng rửa tay hoặc thậm chí sử dụng nước rửa tay nhanh sau tiếp xúc với nạn nhân. Nếu bạn không có găng tay hoặc giấy bóng, hãy dùng nhiều lớp vải để ngăn cách giữa bạn và máu của nạn nhân.

Hãy nhớ rằng bạn không cần phải chạm vào nạn nhân nếu bạn tin rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Chờ hỗ trợ khẩn cấp nếu bạn nghi ngờ. Nếu bạn chọn sơ cứu cho nạn nhân, hãy cố gắng hết sức để giảm thiểu tiếp xúc với máu/dịch của nạn nhân.

Cách xử lý vết thương tai nạn giao thông
Đeo găng tay giúp bảo vệ bạn khỏi những bệnh truyền nhiễm

2. Bước 2: Bộc lộ vùng tổn thương

Cởi bỏ quần áo của nạn nhân xung quanh khu vực bị ảnh hưởng. Điều này sẽ giúp bạn xác định được vị trí chính xác của vết đâm và sau đó tiến hành điều trị. Các tổn thương đôi khi bị che khuất bởi cả quần áo, máu hoặc các chất dịch khác và thậm chí cả bùn đất, tùy thuộc vào nơi nạn nhân được tìm thấy. Cần chú ý làm việc này nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm đau thêm cho nạn nhân.

3. Bước 3: Cầm máu

Ép/đè ấn lên vết thương bằng chất liệu sạch và thấm hút (như áo hoặc khăn), hoặc tốt nhất là băng sạch như gạc vô trùng. Nếu dị vật vẫn còn trong vết thương, hãy ấn mạnh xung quanh nó. Áp lực lên vết thương sẽ giúp máu chảy chậm lại.

Nếu bạn tình cờ mang theo các vật liệu sơ cứu, hãy băng ép vết thương bằng bông, gạc và dây băng. Không nhấc hoặc tháo băng ra vì điều này sẽ làm gián đoạn quá trình hình thành cục máu đông và làm máu chảy trở lại. Nếu băng bị thấm máu, hãy đắp thêm chất liệu vải/gạc lên trên. Nếu bạn không có bất kỳ vật liệu nào để buộc băng tại chỗ, chỉ cần tiếp tục ấn tại chỗ. Điều này sẽ giúp máu đông lại.

Nếu vết thương chảy nhiều máu, hãy dùng tay đè lên gốc động mạch cung cấp máu đến khu vực đó, trong khi tay kia của bạn tiếp tục đè lên vết thương. Những khu vực này vùng tổn thương. Ví dụ, để làm chậm chảy máu ở cánh tay, hãy ấn vào bên trong cánh tay ngay trên khuỷu tay hoặc ngay dưới nách. Nếu vết thương ở chân, hãy ấn ngay sau đầu gối hoặc ở bẹn.

Không bao giờ sử dụng garô trừ khi là biện pháp cuối cùng để cứu một mạng người. Biết cách và biết khi nào sử dụng garô. Nếu garô được áp dụng không đúng cách, nó có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng không cần thiết hoặc mất chi bị thương. Nếu phải sử dụng garo, cần ghi rõ thời điểm garo.

 

Cách xử lý vết thương tai nạn giao thông
Cầm máu giúp người bệnh tránh bị mất máu, nguy hiểm đến tính mạng

4. Bước 4: Băng vết thương

Đối với vết thương ở ngực, hãy cẩn thận. Che vết thương bằng vật liệu sạch, không thoát khí như giấy bạc nhà bếp, túi nhựa, màng dính, thậm chí là thẻ ngân hàng. Chỉ băng/dán ba cạnh vật che vết thương và để lại một cạnh để không khí từ trong màng phổi có thể thoát ra từ một bên của băng và ngăn không khí từ môi trường xâm nhập vào khoang màng phổi. Nếu không khí tràn vào khoang màng phổi, phổi có thể xẹp xuống.

Cách xử lý vết thương tai nạn giao thông
Băng vết thương do tai nạn giao thông

Để lại vật đâm trong vết thương nếu nó vẫn còn đó và rất cẩn thận không di chuyển nó vì có thể gây tổn thương thêm. Lúc này, vật đâm đóng vai trò thực sự trong việc ngăn chảy máu. Việc kéo nó ra sẽ làm tăng mất máu, trong khi đẩy nó vào có thể gây thêm thương tích cho các cơ quan nội tạng. Bạn cần băng ép vết thương xung quanh và cố định vật đâm tốt nhất có thể.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19
13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong...
 3 năm trước
 907 Lượt xem
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 974 Lượt xem
"CUỘC ĐẠI PHẪU TÁCH DÍNH SONG NHI LỊCH SỬ" VÀO TOP 18 TRANH CỬ GIẢI THƯỞNG “ THÀNH TỰU Y KHOA VIỆT NAM 2020” "CUỘC ĐẠI PHẪU TÁCH DÍNH SONG NHI LỊCH SỬ" VÀO TOP 18 TRANH CỬ GIẢI THƯỞNG “ THÀNH TỰU Y KHOA VIỆT NAM 2020” 14:24
"CUỘC ĐẠI PHẪU TÁCH DÍNH SONG NHI LỊCH SỬ" VÀO TOP 18 TRANH CỬ GIẢI THƯỞNG “ THÀNH TỰU Y KHOA VIỆT NAM 2020”
Nhằm vinh danh những thiên thần khoác áo “blouse trắng” với những đóng góp giá trị Vì sức khỏe cộng đồng, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH) phối...
 3 năm trước
 750 Lượt xem
Tin liên quan
11 cách giúp bạn giảm lo âu căng thẳng
11 cách giúp bạn giảm lo âu căng thẳng

Bạn có biết tại sao tim lại đập nhanh hơn hay tại sao lòng bàn tay bị đổ mồ hôi khi phải đối mặt với một tình huống căng thẳng không? Đó là do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp lo âu, căng thẳng.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây