1

Cách phòng tránh sâu răng sữa cho trẻ

Sâu răng là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó nhiều nhất là trẻ em. Vì vậy, việc phòng ngừa sâu răng sớm ở trẻ giúp tránh được các vấn đề quan trọng về răng miệng sau này

?Khi trẻ chưa mọc răng

Mặc dù ở giai đoạn này trẻ chưa mọc răng, tuy nhiên việc vệ sinh răng miệng cho trẻ sẽ giúp trẻ quen dần với việc chăm sóc răng miệng sau này. Mẹ có thể dùng miếng gạc hoặc khăn sạch nhúng với nước ấm hoặc nước muối sinh lý, sau đó lau nhẹ nhàng phần lưỡi, khoang miệng và lợi của trẻ.Mẹ có thể tìm được các gói gạc vệ sinh răng miệng dùng một lần được bán phổ biến ở các quầy thuốc hoặc cửa hàng đồ dùng của trẻ nhỏ. Việc dùng gạc này rất tiện lợi do thiết kế có thể đeo vừa vào ngón tay của mẹ.

?Khi trẻ mọc răng sữa

Những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ mọc khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Với một số trẻ khác, răng có thể mọc chậm hơn. Cha mẹ cần chú ý việc vệ sinh răng miệng cho trẻ để phòng tránh sâu răng từ thời điểm này. Có thể tiếp tục dùng gạc, hoặc có thể dùng loại bàn chải mềm nhúng với nước muối hoặc nước ấm để vệ sinh cho trẻ.

?Khi trẻ có thể tự đánh răng được, mẹ có thể cho trẻ dùng bàn chải và kem đánh răng của trẻ em. Chú ý, lấy một lượng nhỏ bằng lạc và tăng khối lượng dần (hạt đậu nhỏ), cha mẹ cần giám sát để hướng dẫn trẻ lấy lượng kem đánh răng phù hợp và đảm bảo rằng trẻ không nuốt kem đánh răng. Nên đánh răng 2 lần vào buổi sáng và tối. Trong trường hợp thức ăn mắc vào giữa 2 răng, có thể dùng chỉ nha khoa để lấy ra

Hi vọng những phương pháp trên sẽ giúp ba mẹ có cách chăm sóc răng miệng cho bé thật tốt, để khi lớn lên sẽ có một bộ răng hoàn chỉnh lành mạnh.

? Mẹ có bất kỳ thắc mắc gì có thể inbox hoặc comment để được tư vấn cụ thể!

-----

HỆ THỐNG Y TẾ THU CÚC TCI

Cơ sở 286 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Cơ sở 216 Trần Duy Hưng - Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 32 Đại Từ - Hoàng Mai - Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  860 lượt xem

Làm gì để phòng tránh cho bé không bị cảm lạnh?

Trong những lúc thời tiết giao mùa, tôi cần làm gì để phòng tránh cho bé không bị cảm lạnh?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  583 lượt xem

Có cách nào giúp trẻ 11 tháng chỉ nặng 6,5kg lớn khỏe hơn?

Bé nhà em làm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tuần thứ 37 của thai kỳ em bị thiếu ối nên con chậm tăng cân. Em mổ đẻ ở tuần thứ 38, con chỉ nặng 2,6kg. Hiện tại bé được 11 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 6,5kg và cao 70cm. Tháng đầu bé tăng 1kg, tháng thứ 2 tăng 600gr và sau đó mỗi tháng bé chỉ tăng khoảng 300gr. Xương bé rất nhỏ, người trong bé nhỏ như mới 3 tháng tuổi ấy ạ. Em có cho bé đi kiểm tra máu tổng quát nhưng vẫn không cải thiện. Bác sĩ có cách nào giúp con em to khỏe hơn không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1510 lượt xem

Cách gì giúp trẻ 3 tháng tuổi khỏi bị giật tay chân, khi khóc không bị run tay không?

Bé nhà em hiện đã hơn 3 tháng tuổi. Bé rất hay bị giật tay chân. Buổi tối, ngủ một lúc bé lại giật tay chân và cựa quậy. Lúc bú xong, ngủ lại tay cũng bị giật. Ban ngày bế bé ngủ, đặt xuống là chân tay lại giật. Khi khóc, tay bé cũng hay bị run. Có điều bé vẫn chơi, ăn ngủ bình thường ạ. Cho em hỏi bé như vậy có bị làm sao không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2812 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 648 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 761 Lượt xem
Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà 00:56
Nguy hiểm khi để trẻ tự nhổ răng tại nhà
Bé gái 8 tuổi bị răng sữa rơi vào phổi, chiếc răng cắm sâu vào thành phế quản khi tự nhổ răng tại nhà!!Video cảnh giác này, TS BS Trịnh Hồng...
 3 năm trước
 555 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 740 Lượt xem
Tin liên quan
7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm
7 cách phòng tránh hiệu quả cảm lạnh và cảm cúm

Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!

Viêm họng do liên cầu khuẩn (strep) và cách phòng ngừa
Viêm họng do liên cầu khuẩn (strep) và cách phòng ngừa

Amidan bị sưng đỏ, và có mụn màu trắng là dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất của tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A. Cơn sốt trên 38,3 độ C và sưng các tuyến dưới hàm cũng là những dấu hiệu cảnh báo.

Ngộ độc chì ở trẻ: dấu hiệu nhận biết, cách xử trí và phòng ngừa
Ngộ độc chì ở trẻ: dấu hiệu nhận biết, cách xử trí và phòng ngừa

Không có mức độ an toàn nào khi nói đến phơi nhiễm chì. Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị ngộ độc chì, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thiếu máu, tổn thương thận và tổn thương não.

Trẻ bị ghẻ và cách điều trị
Trẻ bị ghẻ và cách điều trị

Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị - ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. Nó thường xuất hiện ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình hoặc trong các nhóm trẻ em ở nhà trẻ hoặc trường học. Không có khoảng thời gian cụ thể nào trong năm mà bệnh ghẻ phát triển nhiều hơn.

Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây