1

Cách nhìn mới về xơ vữa động mạch - Bệnh viện 108

Xơ vữa động mạch:

  • Là hiện tượng dày và cứng lên của thành các động mạch có khẩu kính lớn và trung bình, là nguyên nhân gây nên thiếu máu cục bộ cơ tim, các cơn đột qụy do thiếu máu cục bộ não (nhồi máu não), bệnh mạch máu ngoại biên, phình động mạch chủ bụng...
  • Nguyên nhân gây tổn thương tế bào nội mạc có thể do ảnh hưởng của dòng máu có áp lực cao liên tục tác động đến như: trong bệnh tăng huyết áp, do ảnh hưởng của thuốc lá, một số thuốc và hóa chất, thức ăn, rối loạn lipid máu, nhiễm khuẩn và virút, các yếu tố miễn dịch...

Cholesterol:

  • Duy trì thành của tế bào được khỏe mạnh.
  • Tạo kích thích tố để giúp quá trình trao đổi các chất trong cơ thể.
  • Tạo vitamin D cần thiết cho cơ thể qua ánh sáng mặt trời.
  • Tạo mật xanh (bile axít) để yểm trợ việc tiêu hóa chất béo.

Phân loại:

Cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL):

  • Được gọi là cholesterol tốt, nó giúp loại bỏ các chất béo ra khỏi cơ thể thông qua gan.
  • Nếu có một mức độ HDL cholesterol cao trong máu, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ được giảm.

Cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL):

  • Được biết đến là cholesterol xấu, bởi vì nó có thể dẫn đến sự gia tăng cholesterol trong động mạch.
  • Nếu có hàm lượng LDL cholesterol cao trong máu, nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên.

Triglyceride:

  • Là một loại chất béo trung tính trong máu.
  • Nếu cả hai lượng triglyceride và LDL đều cao, nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim (heart attack) và tai biến mạch máu não (stroke) càng cao.

Béo phì:

  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng.
  • Thường thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định.
  • “Cân nặng nên có” của mỗi người thường ở vào độ tuổi 25 - 30.
  • Hiện nay, WHO thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index- BMI) để nhận định tình trạng gầy béo.

 

Yếu tố nguy cơ:

Khẩu phần và thói quen ăn uống:

  • Khi chế độ ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu, nếp sống làm việc tĩnh lại, ít tiêu hao năng lượng sẽ làm cân nặng cơ thể tăng lên.
  • Nhiều người thường khó kiểm soát chế độ ăn của mình.
  • Các loại thức ăn giàu chất béo thường ngon miệng nên người ta dễ bị ăn quá thừa mà không biết.
  • Mỡ có độ năng lượng cao gấp 2 lần đường, lại cần ít calo hơn để dự trữ dưới dạng triglyxeride, trong khi đó đường cần năng lượng để chuyển thành axít béo tự do trước khi dự trữ. 

Các chất sinh năng lượng có trong thức ăn:

  • Protit, lipid, gluxit trong thức ăn đều chuyển nhanh thành chất béo dự trữ.
  • Một khẩu phần không chỉ nhiều chất béo mới gây béo mà ăn quá nhiều tinh bột, đường, đồ ngọt đều gây béo.

Các thói quen khác như:

  • Ăn nhiều cơm, ăn nhiều vào bữa tối, thích ăn các thức ăn chứa nhiều năng lượng (đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu mỡ...)
  • Thích ăn các món ăn xào rán cũng là những thói quen không tốt có thể dẫn đến nguy cơ bị béo phì.

Hoạt động thể lực:

  • Hoạt động thể lực tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng giữa năng lượng tiêu hao và năng lượng nạp vào cơ thể do đó có vai trò hết sức quan trọng đối với tình trạng thừa cân - béo phì.
  • Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể chuyển hóa tích cực.
  • Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỉ lệ béo phì thường đi song song với giảm hoạt động thể lực trong lối sống tĩnh lại.

Tăng cường vận động:

  • Một điểm đáng lưu ý là những người hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng nhưng khi điều kiện làm việc thay đổi và lối sống thay đổi, hoạt động thể lực giảm, nếu vẫn giữ thói quen ăn nhiều họ thường dễ bị béo.
  • Điều này giải thích cho hiện tượng béo phì ở tuổi trung niên, các vận động viên sau khi giải nghệ hay những công nhân lao động chân tay sau khi về hưu.

Yếu tố di truyền:

  • Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với béo phì.
  • Gia đình có nhiều cá nhân bị béo phì thì nguy cơ béo phì cho những thành viên khác là rất lớn.

Yếu tố kinh tế:

  • Ở các nước đang phát triển, kinh tế còn nghèo, tỉ lệ người béo ở tầng lớp nghèo thường thấp.
  • Nguyên nhân chính là do nguồn cung cấp thực phẩm còn hạn chế, năng lượng tiêu hao nhiều không chỉ do lao động chân tay nặng nhọc mà tiêu hao năng lượng còn tăng lên do đi lại chủ yếu bằng phương tiện thô sơ hay đi bộ. .

Phòng ngừa:

  • Tập thể dục ít nhất 3 lần (ít nhất 30 phút) mỗi tuần.
  • Tăng cường vận động: đi bộ, chơi thể thao, làm vườn...
  • Bỏ thuốc lá.
  • Ăn nhiều trái cây và rau.
  • Uống ít rượu.

Nguồn: Bệnh viện 108

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?
Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?

Xơ vữa động mạch là một bệnh lý nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi lớn trong lối sống hàng ngày để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm. Nhưng còn những hậu quả mà bệnh đã gây ra cho cơ thể thì sao? Còn có thể khắc phục được hay không?

Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là sự tích tụ chất béo và canxi, theo thời gian chúng sẽ làm hẹp động mạch và chặn dòng máu chảy qua.

6 chất bổ sung và thảo dược tốt cho người xơ vữa động mạch
6 chất bổ sung và thảo dược tốt cho người xơ vữa động mạch

Khi bị xơ vữa động mạch, không phải khi nào cũng cần dùng đến thuốc mà có thể lựa chọn các loại thảo dược tự nhiên và viên uống bổ sung để kiểm soát tình trạng bệnh.

Top 10 thực phẩm giúp bạn bảo vệ động mạch
Top 10 thực phẩm giúp bạn bảo vệ động mạch

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là cách hữu hiệu để bảo vệ động mạch - các mạch máu chính của cơ thể. Vậy một chế độ ăn lành mạnh cần có những loại thực phẩm nào?

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây