1

Các rối loạn của thực quản & dạ dày- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Các bệnh dạ dày thực quản được phân biệt với bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính như thế nào?

Cơn đau do thực quản hay dạ dày có thể xuất hiện dưới dạng cơn đau ngực hoặc đau bụng trên và nôn mửa, khó phân biệt được với cơn đau và nôn do thiếu máu cục bộ hay nhồi máu cơ tim (myocardial ischemia or infarction)

Việc mô tả cơn đau, sự xác định các yếu tố nguy cơ tim và sự sử dụng thích hợp một điện tâm đồ nơi các bệnh nhân trưởng thành với cơn đau loại nội tạng hay các yếu tố nguy cơ tim, làm giảm thiểu những sai lầm lâm sàng.

Nitroglycerin, các chất kháng axit (antacids là những can thiệp điều trị chứ không phải là những trắc nghiệm chẩn đoán. Các bệnh nhân với co thắt thực quản (esophageal spasm) có thể đáp ứng với nitroglycerin và các chất kháng axit…có thể mang lại lợi ích kiểu placebo cho những bệnh nhân với thiếu máu cục bộ tim (cardiac ischemia).

2. Ợ nóng (Heartburn) là gì ?

  • Đau bỏng sau xương ức (retrosternal burning discomfort), có thể lan tỏa ra hai bên ngực, cổ hay hàm. Sự mô tả cơn đau có thể tương tự với cơn đau của thiếu máu cục bộ tim.
  • Ợ nóng (heartburn) là triệu chứng đặc trưng của viêm thực quản do hồi lưu (reflux esophagitis) và thường được làm nặng thêm bằng cách nghiêng mình ra trước hoặc nằm ngửa ngay sau bữa ăn. Cơn đau có thể được làm giảm bởi tư thế thẳng đứng, bởi chất dịch (gồm nước miếng và nước), hoặc, đáng tin cậy hơn, bởi các chất kháng axít (antacids).
  • Ợ nóng (heartburn) có lẽ là do tính nhạy cảm được gia tăng của niêm mạc và có thể gây nên bằng cách truyền hydrochloric acid pha loãng (trắc nghiệm Berstein) vào trong thực quản.

3. Viêm thực quản do trào ngược (reflux esophagitis) được điều trị như thế nào ?

  • Ngoài các chất kháng axít (antacids), các biện pháp tổng quát gồm có nâng cao đầu giường lên (4 inches), làm giảm thể trọng, và loại bỏ các yếu tố làm gia tăng áp lực trong bụng.
  • Các bệnh nhân nên tránh rượu, chocolate, cà phê, các thức ăn béo, bạc hà, nước cam vắt, hút thuốc, ăn và uống những lượng lớn và vài thứ thuốc (anticholinergics hay calcium channel blockers). Các chất kháng axit sau các bữa ăn và H2-blockers (thí dụ Zantac, Axid) trước khi ngủ thường hữu ích.
  • Các trường hợp đề kháng có thể đáp ứng với sucralfate (Ulcogant) dùng trước các bữa ăn và metoclopramide (10 mg bốn lần mỗi ngày). Điều trị cần được tiếp tục trong 6 tháng và bệnh có thể tái phát nhanh chóng.

4. Nuốt đau (odynophagia) là gì ? 

  • Nuốt đau (odynophagia) là một cảm giác đau dưới xương ức xảy ra khi nuốt. Không nên lẫn lộn với khó nuốt (dysphagia). Nuốt đau hiếm khi do bệnh trao nguoc dạ dày-thực quản (gastroesophageal reflux disease). 
  • Thay vì thế, nuốt đau được gây nên bởi nhiễm trùng (candida, herpes simplex virus, và cytomegalovirus), do nuốt các chất ăn mòn (corrosive agents) hoặc do uống thuốc (tetracycline, vitamin C, sắt, quinidine, estrogen, aspirin, alendronate hay AINS), hay ung thư.

5. Nguyên nhân thực quản của nuốt đau?

  • Nuốt đau (odynophagia) là một đặc điểm của viêm thực quản không phải do nguyên nhân trào ngược.
  • Viêm thực quản do nhiễm trùng (infectious esophagitis) là một nguyên nhân thông thường và thường xảy ra nơi những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và có thể do nấm (ví dụ candida), siêu vi trùng ( ví dụ herpes, cytomegalovirus), vi khuẩn (ví dụ lactobacillus, beta-hemolytic streptococcus), hay ký sinh trùng.
  • Những loại viêm thực quản không do trào ngược khác gồm có bức xạ (radiation), chất ăn mòn (corrosive), thuốc, và vài bệnh toàn thân (ví dụ bệnh Behçet, bệnh Crohn, pemphigus vulgaris, hội chứng Stevens-Johnson).
  • Chứng nuốt đau không phai là triệu chứng thông thuờng trong viêm thực quản trào ngược (reflux esophagitis) nhưng có thể xảy ra với loét thực quản (thực quản Barrett).

6. Các nguyên nhân thông thường và không thông thường của xuất huyết dạ dày-ruột trên?

  • Loét dạ dày là nguyên nhân thông thường nhất của xuất huyết dạ dày-ruột trên (30%), theo sau là sướt dạ dày (27%), loét dạ dày (22%), viêm thực quản (11%), viêm tá tràng (10%), giãn tĩnh mạch (5%) và vết rách Mallory-Weiss (5%).
  • Những nguyên nhân ít thông thường hơn gồm có: loét Dieulafoy, GAVE (gastric antral vascular ectasia), ung thư, bệnh dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (portal hypertensive gastropathy), loạn sản mạch (angiodysplasia), rò động mạch chủ-ruột (aortoenteric fistula) và xuất huyết đường mật(hemobilia).

7. Xếp loại nguy cơ các bệnh nhân xuất huyết dạ dày-ruột?

NGUY CƠ THẤP
Tuổi < 60
- Huyết áp thu tâm ban đầu > hay = 100 mmHg.
- Các dấu hiệu sinh tồn bình thường trong một giờ.
- Không cần truyền máu.

 

- Không có các bệnh quan trọng kèm theo.

- Không có bệnh gan.

 

- Không có các đặc điểm
lâm sàng nguy cơ trung bình hoặc cao.

NGUY CƠ TRUNG BÌNH
Tuổi > 60
- Huyết áp thu tâm ban đầu < 100 mmHg.
- Tim đập nhanh nhẹ và liên tục trong 1 giờ.
- Cần truyền máu hay = hay < 4 đơn vị.
- Các bệnh quan trọng kèm theo ổn định.

- Bệnh gan nhẹ – PT bình thường hoặc gần bình thường

- Không có các đặc điểm lâm sàng nguy cơ cao

NGUY CƠ CAO

- Huyết áp thu tâm < 100 mmHg kéo dài.

- Tim đập nhanh vừa phải-nặng, kéo dài.

- Cần tuyền máu trên 4 đơn vị

- Các bệnh quan trọng kèm theo không ổn định.

- Bệnh gan mất bù - bệnh đông máu, cổ trướng, bệnh não.

Tuổi trên 60, nhịp tim < 100 đập/phút, huyết áp tâm thu < 100 mmHg, máu đỏ tươi trong chất mửa hoặc phân, hoặc sự hiện diện của các bệnh xảy kèm theo, tất cả đặt bệnh nhân trong nhóm có nguy cơ cao.

8. Những tiêu chuẩn nguy cơ thấp nào cho phép một bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày- ruột trên được cho xuất viện về nhà?

  • Không có bệnh lý kèm theo
  • Các dấu hiệu sinh tồn bình thường
  • Thử phân tìm máu ẩn bình thường hay dương tính vết
  • Dịch hút dạ dày âm tính, nếu được thực hiện
  • Hemoglobin và hematocrit bình thường hoặc gần bình thường
  • Vấn để hỗ trợ gia đình không có vấn đề.
  • Thông hiểu thích đáng các triệu chứng và dấu chứng của xuất huyết quan trọng.
  • Đến ngay cấp cứu nếu cần thiết
  • Theo dõi trong vòng 24 giờ.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 623 Lượt xem
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? 05:37
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG?
 Rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều vấn đề về cuộc sống sinh hoạt, tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, còn có...
 3 năm trước
 633 Lượt xem
NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN 07:16
NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN
Nhờ nội soi đại tràng NBI bệnh nhân được phát hiện có polyp kích thước lớn khoảng 3cm, chiếm nửa chu vi lòng đại tràng. Kết quả sinh thiết cho thấy...
 3 năm trước
 907 Lượt xem
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 700 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 739 Lượt xem
Tin liên quan
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều người cho rằng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là cùng một vấn đề nhưng thực tế chúng không hoàn toàn giống nhau.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây