Các kỹ thuật có thể sử dụng trong suốt quá trình thụ tinh ống nghiệm
1. Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?
Thụ tinh ống nghiệm (IVF) là quá trình trong đó một trứng được thụ tinh với một tinh trùng ở bên ngoài cơ thể. Quá trình này bao gồm việc theo dõi và kích thích rụng trứng, chọc hút trứng và cuối cùng để cho tinh trùng thụ tinh với trứng trong môi trường nuôi cấy của phòng thí nghiệm. Trứng đã thụ tinh (hợp tử) được nuôi từ 2–6 ngày trong môi trường sinh trưởng và sau đó được chuyển vào tử cung của chính người phụ nữ đó, hoặc một người khác với mong muốn giúp người phụ nữ có thai.
Kỹ thuật IVF có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như: Là công nghệ hỗ trợ sinh sản để giúp điều trị vô sinh, hiếm muộn; Sử dụng trong trường hợp mang thai hộ. Trong trường hợp mang thai hộ, trứng sau khi thụ tinh sẽ được đặt vào tử cung của người mang thai hộ, và đứa trẻ được sinh ra từ kỹ thuật này không có liên quan di truyền với người mang thai hộ. Ngoài ra, trong một số trường hợp, có thể sử dụng trứng và tinh trùng hiến .
Trên lý thuyết, IVF có thể được thực hiện bằng cách thu trứng từ vòi ống dẫn trứng hoặc tử cung của người phụ nữ trong một chu kỳ rụng trứng tự nhiên, sau đó được trộn với tinh trùng và cuối cùng trứng đã thụ tinh sẽ được đưa trở lại tử cung để phát triển thành thai nhi. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng phương pháp này mà không có các kỹ thuật bổ trợ khác thì tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm là rất thấp. Do vậy, trong IVF áp dụng thường quy các kĩ thuật bổ trợ khác bao gồm: kích thích buồng trứng để thu được số lượng trứng lớn và thu trứng qua đường âm đạo dưới hướng dẫn siêu âm, cùng với việc xử lý giao tử, nuôi cấy và chọn lọc phôi, cuối cùng các phôi tốt được đặt trở lại tử cung cho sự hình thành thai nhi, qua đó nâng cao hiệu quả của thụ tinh trong ống nghiệm.
2. Các kỹ thuật có thể sử dụng trong suốt quá trình thụ tinh trong ống nghiệm
Tiêm hormone GnRH
Bệnh nhân sẽ được tiêm một loại thuốc có chứa hormone kích thích nang trứng phát triển trong thời gian từ 10 – 12 ngày. Những loại thuốc này có tác dụng kích thích nhiều trứng phát triển cùng lúc. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân siêu âm và xét nghiệm máu nhằm theo dõi sự phát triển của nang noãn.
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)
Theo kỹ thuật cổ điển, trứng và tinh trùng được cho gặp nhau, hòa nhập một cách tự nhiên để hình thành phôi. Nhưng để tránh những bất thường xảy ra trong quá trình thụ tinh tự nhiên (hậu quả là không thể hình thành phôi), người ta thường áp dụng kỹ thuật ICSI – Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn.
Đây là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiên tiến, giúp điều trị vô sinh ở nam giới hiệu quả, đặc biệt được áp dụng với những đối tượng sau:
- Tất cả các dạng bất thường về số lượng và chức năng tinh trùng ở nam giới như: Tinh trùng ít, tinh trùng dị dạng nhiều, tinh trùng di động kém.
- Vô sinh nam do không có tinh trùng: Không có tinh trùng trong tinh dịch, phải tiến hành phẫu thuật lấy tinh trùng.
- Nam giới thiếu hoặc bị tổn thương ống dẫn tinh (bộ phận làm nhiệm vụ đưa tinh dịch từ tinh hoàn xuống dương vật).
- Nam giới đã từng làm phẫu thuật thắt ống dẫn tinh.
- Bất thường trong thụ tinh: tinh trùng người chồng và trứng của người vợ bình thường nhưng không thụ tinh hoặc tỷ lệ thụ tinh thấp, có nghi ngờ về sự bất thường trong quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng.
- Vô sinh không rõ nguyên nhân.
- Người vợ có số lượng trứng ít, chất lượng kém.
- Thất bại nhiều lần với phương pháp thụ tinh nhân tạo bình thường.
Phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn được thực hiện nhằm làm tăng khả năng thụ tinh. Một tinh trùng có chất lượng tốt được lựa chọn để tiêm trực tiếp vào bào tương của trứng. Sau khi thụ tinh thành công, phôi sẽ được nuôi cấy đến ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 5, rồi chuyển lại vào buồng tử cung người vợ để làm tổ.
Hỗ trợ phôi thoát màng
Sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh với kỹ thuật IVF hoặc ICSI, phôi được chuyển vào buồng tử cung người vợ để làm tổ và phát triển thành thai. Bao bên ngoài phôi là một màng trong suốt. Trong một số trường hợp, lớp màng này bị cứng chắc bất thường hoặc không mỏng đi trong quá trình phôi phát triển. Điều này làm cho phôi thoát màng diễn ra trễ hoặc thậm chí không thể thoát ra ngoài và bám vào nội mạc tử cung để làm tổ. Dựa trên giả thuyết đó, kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng làm mỏng hoặc làm thủng màng trong suốt bên ngoài phôi đã ra đời, giúp phôi dễ thoát ra ngoài và làm tăng khả năng làm tổ của phôi hơn. Do vậy giúp cải thiện tỷ lệ thành công khi làm thụ tinh trong ống nghiệm (10-15%).
Các bệnh nhân được áp dụng kĩ thuật này:
- Bệnh nhân trên 38 tuổi và có số lượng phôi ít
- Bệnh nhân chuyển phôi trữ lạnh.
- Thất bại sau khi đã chuyển phôi trên 2 lần
- Màng phôi (màng zona) dày và chắc
- Các đối tượng cân nhắc thực hiện kĩ thuật này: xét nghiệm nội tiết cơ bản (FSH) cao, vô sinh không rõ nguyên nhân, IVM (thụ tinh ống nghiệm trưởng thành trứng non).
Hiện nay có 4 phương pháp giúp hỗ trợ phôi thoát màng trong thụ tinh ống nghiệm giúp tăng tỷ lệ thụ thai:
- Làm mỏng màng trong suốt bằng axit Tyrode.
- Làm mỏng màng trong suốt bằng tia laser.
- Làm mỏng màng trong suốt bằng men pronase.
- Làm thủng màng trong suốt bằng cơ học.
Chuyển phôi
Một chu kỳ có thai tự nhiên, phôi ngày thứ 5 về đến tử cung và bắt đầu làm tổ. Do vậy, mục đích của việc chuyển phôi giai đoạn phôi nang (ngày thứ 5 sau ngày chọc hút trứng) là làm tăng khả năng làm tổ, tăng tỷ lệ có thai, đồng thời hạn chế nguy cơ đa thai do số lượng phôi cần chuyển ít hơn so với số lượng phôi chuyển ngày 2 hoặc ngày 3. Tuy nhiên việc nuôi phôi ngày 5 này phải có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại và được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Thông thường chuyển phôi trữ được thực hiện khi chuyển phôi lần trước thất bại. Nếu các xét nghiệm của người vợ quá hạn, bệnh nhân sẽ phải làm lại các xét nghiệm đó. Vào đầu chu kỳ kinh (thường ngày thứ 2 của vòng kinh), người vợ bắt đầu uống thuốc để chuẩn bị nội mạc tử cung. Khoảng ngày thứ 6-8 vòng kinh, người vợ trở lại bệnh viện siêu âm. Tùy vào đáp ứng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉnh liều thuốc và hẹn ngày siêu âm kế tiếp.
Đến khi nội mạc tử cung đạt yêu cầu, người vợ được hẹn ngày để tiến hành chuyển phôi, thường vào buổi chiều khoảng 13h30. Phôi trữ sẽ được rã đông trong phòng lab để chuyển. Chuyển phôi xong bệnh nhân nằm nghỉ khoảng 2-4h. Về nhà đi lại bình thường, tiếp tục uống thuốc, đặt thuốc (hoặc bơm thuốc) âm đạo để hỗ trợ phôi phát triển.
Hai tuần sau xét nghiệm máu xác định thai. Nếu có mang thai sẽ được hẹn siêu âm 3 tuần sau đó.
Trữ đông phôi
Những phôi còn dư sau khi chuyển vào buồng tử cung sẽ được trữ đông lâu dài, nếu chu kỳ chuyển phôi tươi không đem lại kết quả hoặc cặp vợ chồng muốn sinh thêm em bé thì sẽ tiến hành chuyển phôi đông lạnh mà không cần phải trải qua quy trình kích thích buồng trứng. Hơn nữa với các trường hợp quá kích buồng trứng đông phôi toàn bộ và chuyển phôi chu kỳ sau sẽ tránh được tai biến và làm tăng khả năng có thai.
Hiệu quả mang thai giữa phương pháp chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh là tương đương nhau. Trữ lạnh phôi thai rất có lợi trong các trường hợp cơ thể người phụ nữ chưa hồi phục do quá sợ hãi, lo lắng sau quá trình chọc hút trứng, tâm lý chưa ổn định... Khi đông lạnh phôi thai, bệnh nhân nữ sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị lớp nội mạc tử cung hoàn hảo nhất, tạo điều kiện tối ưu để đón nhận phôi vào làm tổ.
Trữ lạnh trứng
Theo thời gian khi phụ nữ càng lớn tuổi trứng cũng bắt đầu già đi và số lượng giảm đáng kể, làm giảm khả năng thụ tinh. Một số chuyên gia cho rằng trứng già nhanh gấp đôi so với tuổi thực, khi trứng già sẽ mất đi năng lượng nên việc thụ thai cũng giảm đi.
Trữ trứng nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ cho việc sinh con sau này, trong trường hợp phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa muốn sinh con ngay hoặc phụ nữ đang gặp vấn đề về sức khỏe như điều trị hóa trị, xạ trị, mắc các bệnh suy buồng trứng, giảm dự trữ buồng trứng,... nhưng vẫn muốn mang thai.
Bệnh nhân có thể phải sử dụng thuốc kích thích buồng trứng để tăng số lượng trứng (chỉ định này tùy thuộc từng người), hoặc chỉ cần theo dõi chu kỳ tự nhiên. Sau đó tiến hành chọc hút trứng. Trứng sau khi chọc hút sẽ được đánh giá sơ bộ chất lượng về mặt hình thái. Chỉ những trứng trưởng thành mới đủ điều kiện để trữ lạnh. Các trứng trưởng thành sẽ được đông lạnh bằng kỹ thuật thủy tinh hóa và bảo quản lâu dài trong nitơ lỏng.
Trữ tinh trùng
Các đối tượng có nhu cầu trữ tinh trùng như:
- Trữ tinh trùng tự thân: Người chồng ở xa, không thể tới lấy tinh trùng trong ngày bơm tinh trùng hoặc chọc hút trứng. Trữ tinh trùng trước khi điều trị ung thư, mổ tinh hoàn do bệnh lý hoặc sử dụng các liệu pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Cho tinh trùng: Người chồng cần có xét nghiệm máu HIV âm tính trong vòng 3 tháng trước khi trữ.
Thu thập mẫu tinh trùng bằng cách thủ dâm rồi cho vào lọ nhựa đã được khử trùng đặc biệt. Trong trường hợp đặc biệt, vì một lý do nào đó mà bệnh nhân không tự lấy mẫu được, các bác sĩ có thể thực hiện các phẫu thuật như: chọc hút tinh trùng từ mào tinh hoàn thông qua da, chọc hút tinh trùng từ tinh hoàn hoặc chiết xuất tinh trùng từ tinh hoàn... bác sĩ luôn cố gắng giảm thiểu số lần thực hiện kỹ thuật phẫu thuật lấy tinh trùng.
Các mẫu tinh trùng sau khi kiểm tra xử lý sẽ được đông lạnh trong các bình nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C, bảo quản trong thời gian dài.
Trưởng thành trứng trong ống nghiệm (IVM)
Các bệnh nhân phù hợp để làm IVM là những phụ nữ có buồng trứng đa nang (buồng trứng có nhiều nang thứ cấp - polycystic ovary).
Trong IVM, trứng chưa trưởng thành được lấy ra từ buồng trứng chưa được kích thích, bệnh nhân không cần chích thuốc kích thích buồng trứng, do đó thực hiện phương pháp này sẽ giảm được chi phí và tránh hội chứng quá kích buồng trứng. Hơn nữa, phương pháp này không cần theo dõi bằng siêu âm, thử nội tiết nhiều lần và thời gian điều trị ngắn hơn so với thụ tinh trong ống nghiệm bình thường.
Phẫu thuật lấy tinh trùng
Phẫu thuật lấy tinh trùng là phương pháp dành cho những cặp vợ chồng làm thụ tinh ống nghiệm trong khi người chồng không có tinh trùng trong tinh dịch do nguyên nhân tắc nghẽn (tinh hoàn vẫn sinh tinh bình thường nhưng tinh trùng không thể ra bên ngoài).
Phẫu thuật lấy tinh trùng bao gồm nhiều phương pháp. Sau khi bác sĩ khám và sinh thiết tinh hoàn, bệnh nhân sẽ được chọn lựa phương pháp phẫu thuật lấy tinh trùng phù hợp: Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu thuật, xuyên kim qua da, chọc hút, phẫu thuật xẻ tinh hoàn. Vào ngày hẹn (ngày vợ chọc hút trứng), người chồng nhịn đói vào buổi sáng, trong quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ được gây mê nhẹ, gây tê và lấy tinh trùng theo một trong các phương pháp trên.
Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.
Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.
Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.
Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.
Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.
Xin chào ạ, em nâng mũi cấu trúc lấy sụn tại bọc đầu mũi (mũi trước của em khá thô to đầu mũi, da dày và nhờn nhiều tuy nhiên sau nâng cải thiện rất nhiều được thấy rõ lúc vừa phẫu thuật xong). Hôm nay là ngày thứ 40, đa phần sóng mũi đã gom nhưng ph
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng
- 0 trả lời
- 377 lượt xem
Tinh dầu bạc hà có thể giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và các vấn đề về tiêu hóa khác. Tinh dầu bạc hà còn giúp giảm đau và có lợi cho làn da.
Có rất nhiều biện pháp tự nhiên đã được sử dụng để trị đau đầu và một trong số đó là tinh dầu bạc hà. Tinh dầu bạc hà có dạng lỏng để bôi ngoài da hoặc khuếch tán vào không khí. Hiện nay còn có các sản phẩm viên uống tinh dầu bạc hà. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn được thêm vào một số loại đồ ăn và đồ uống.
Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome – IBS) là một rối loạn tiêu hoá gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy và táo bón. Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này vẫn chưa được xác định nhưng các tác nhân kích hoạt triệu chứng gồm có mốt số loại thực phẩm, đồ uống và stress.
Tinh dầu hương thảo có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc và hỗ trợ mọc tóc. Tuy nhiên, bôi quá nhiều tinh dầu có thể gây ra tác dụng phụ.
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.