1

Các hoạt động thúc đẩy phát triển thể chất cho trẻ

Trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo luôn tràn đầy năng lượng. Đây là tín hiệu tốt về mặt phát triển thể chất ở trẻ, giúp xây dựng các nhóm cơ lớn và nhỏ, cũng như điều chỉnh hoạt động của các bộ phận trên cơ thể trở nên thuần thục hơn.

Dưới đây là danh sách các hoạt động giúp thúc đẩy sự phát triển thể chất ở trẻ mầm non:

1.Đi dạo với gia đình

Thường xuyên đi và chạy bộ cùng con. Chơi trò “I Spy” - một người chọn vật bất kỳ nhìn thấy trên đường và đưa ra gợi ý, người còn lại đoán ra vật đang được nhắc tới; hoặc bắt đầu thu thập sỏi đá, lá cây dọc đường trong khi đi hoặc chạy bộ cùng con để tránh nhàm chán. Thậm chí bố mẹ hãy cho trẻ ném sỏi xuống hồ nước nếu có, vì thao tác này cũng đòi hỏi con phải phối hợp nhiều cơ trên cơ thể. Nếu chơi trong nhà, hãy tạo ra một cuộc diễu hành xung quanh nhà với đầy đủ nhạc cụ hoặc cờ hoa để tăng thêm sự thú vị.

2.Chơi với cát

Đổ đầy cát vào từng loại hộp đồ chơi khác nhau để khuyến khích thao tác vận động tinh bàn tay.

3.Bể bơi bơm hơi ở sân nhà

Các hoạt động thúc đẩy phát triển thể chất cho trẻ
Khi cùng con chơi ởbể bơi mini cần giám sát con liên tục

 

Sau khi bơm căng bể bơi mini, bạn có thể thêm mái chèo, vòi phun nước, hoặc vòi nước chảy. Cùng con chơi té nước, đuổi bắt, ném bóng nước... Đừng quên giám sát con liên tục khi bé ở xung quanh nước.

4.Vượt chướng ngại vật

 

Tạo một chướng ngại vật trong phòng khách hoặc sân nhà, chẳng hạn như đệm, hộp các tông, đồ chơi hoặc các món khác mà con bạn có thể chạy xung quanh và trèo qua.

5.Chơi trò giả vờ

 

Động vật là niềm yêu thích của trẻ nhỏ, vì vậy bạn hãy đố trẻ: “Con có thể đi như gà không? Phi nước đại như ngựa? Bắt chước hành động của cún con?” Hoặc khuyến khích con bạn “bay” qua sân như máy bay, siêu nhân hoặc giả vờ chèo thuyền ngang qua từng phòng.

6.Chơi thể thao với con

Các hoạt động thúc đẩy phát triển thể chất cho trẻ
Chơi đá bóng cùng con không nên dạy trẻ quá nhiều quy tắc

 

Các trò chơi thể thao với con liên quan đến đá, ném và bắt bóng là cách luyện tập tuyệt vời. Cố gắng không dạy trẻ độ tuổi mầm non quá nhiều quy tắc, đừng đặt nặng các luật lệ khi chơi những trò như bóng đá, bóng chày... thay vào đó là để trẻ chơi tự do.

7.Nhảy theo điệu nhạc

 

Cho trẻ tiếp xúc với các phong cách âm nhạc khác nhau, đặc biệt là các bài hát thiếu nhi kêu gọi bé thực hiện các kỹ năng vận động tinh trên bàn tay. Ngoài ra, chơi nhạc cụ cũng giúp tăng cường phát triển thể chất ở trẻ.

8.Trò thăng bằng

 

Đặt một sợi dây thừng bản to trên mặt đất và giả vờ đó là một sợi dây băng qua thung lũng hoặc tấm ván băng ngang sông biển. Yêu cầu bé cố gắng đi trên sợi dây và không chạm chân xuống sàn để phát triển khả năng giữ thăng bằng. Trò “Đóng băng” cũng là một gợi ý hay. Khi nhạc được bật lên, trẻ phải nhảy theo nhịp hoặc chỉ cần chạy xung quanh, và khi nhạc bất ngờ dừng lại thì trẻ cũng phải giữ nguyên tư thế vào đúng lúc đó.

9.Vọc nước

Các hoạt động thúc đẩy phát triển thể chất cho trẻ
Đa số trẻ thường rất thích chơi bong bóng xà phòng

 

Cho bé phụ bố mẹ rửa xe hoặc tắm chó - bất cứ hoạt động gì liên quan đến bọt xà phòng và nước đều mang lại niềm vui cho trẻ nhỏ. Trong khi làm vệ sinh, hãy thổi bong bóng xà phòng và để con bạn cố gắng bắt bóng.

10.Giới thiệu các trò chơi từ thời thơ ấu của bạn

 

Mặc dù có thể là xưa cũ, nhưng mọi thứ đều mới mẻ đối với con bạn và biết đâu bé sẽ thích những trò: “Đèn xanh, đèn đỏ”, “Vòng tròn”, “Quả địa cầu” hay “Nhảy lò cò”...

11.Múa rối

Làm con rối bằng tất (vớ), bằng ngón tay hoặc sử dụng đồ chơi, ngồi nép sau bàn và trình diễn bài múa rối cùng với con bạn.

12.Vẽ vời

Các hoạt động thúc đẩy phát triển thể chất cho trẻ
Cho con vẽ một ngôi làng bằng phấn vỉa hè có thể xây dựng các kỹ năng vận động tinh cho trẻ

 

Bạn cũng có thể xây dựng các kỹ năng vận động tinh bằng cách cho con vẽ một ngôi làng bằng phấn vỉa hè, dùng que để vạch ra các chữ cái trên lớp bụi bẩn bám trên kính, hoặc dùng ngón tay vạch trên bột mì hoặc bột ngô.

Kỹ năng vận động thô sẽ phát triển đầu tiên. Đó là lý do tại sao trẻ 2 tuổi - 4 tuổi có xu hướng chạy, nhảy, vươn người và nhúc nhích thay vì chỉ ngồi yên ngoan ngoãn và sử dụng cơ tay để vẽ hoặc khám phá đồ chơi. Nhìn chung, bạn nên dành thời gian phát triển thể chất ở trẻ cho cả hai loại hoạt động tinh và thô.

Dành thời gian vui chơi, giáo dục sớm sẽ giúp trẻ sớm phát triển ngôn ngữ, vận động, khả năng tư duy và thể chất sau này. Vì thế cha mẹ nên sáng tạo, dành thời gian chơi cùng con để con có những ký ức tuổi thơ thật đẹp cũng như hình thành nhân cách thật tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé gái 6 tháng tuổi nặng 7,6kg, dài 62cm có phát triển bình thường không?

Bé gái nhà em hiện nặng 7,6kg, dài 62cm. Cháu được 6 tháng tuổi rồi ạ. Cháu phát triển như vậy có bình thường không ạ? Em có phải bổ sung thêm vitamin gì cho cháu không, bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1542 lượt xem

Bé trai 7 tháng phát triển bình thường nhưng nước tiểu có màu vàng sậm là bị làm sao?

Em sinh bé trai đã được 7 tháng. Bé cao 70,5cm, nặng 8,5kg. Hàng tháng bé tăng cân đều đặn và ăn ngủ bình thường. Tuy nhiên, dạo gần đây em thấy nước tiểu của bé có chút bất thường, đó là có màu vàng sậm. Bé bú sữa khoảng 800-900ml/ ngày. Nước tiểu vàng sậm như thế thì bé có bị làm sao không ạ? Và em muốn bổ sung nước lọc thì cần bổ sung bao nhiêu ml/ ngày ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  734 lượt xem

Trẻ 6 tháng chưa biết với tay ra lấy đồ ở trước mặt có phải là chậm phát triển không?

Bé nhà em sinh non lúc mẹ mang thai mới được 35 tuần 6 ngày ạ. Bé sinh nặng 2,2kg. Hiện bé đã được 6 tháng và nặng 6,5kg. Từ lúc 4,5 tháng bé đã biết lật. Tuy nhiên giờ 6 tháng rồi mà bé vẫn chưa thể với tay để lấy đồ vật ở đằng trước. Hiện vòng đầu của bé là 39cm. Bé nhà em như vậy có phải là chậm phát triển không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1460 lượt xem

Trẻ 10 tháng nặng 8,3kg, dài 73cm có phát triển bình thường không?

Cháu nhà em khi sinh nặng 3,4kg. Giờ bé được 10 tháng tuổi và nặng 8,3kg, dài 73cm. Em cho cháu bú sữa mẹ hoàn toàn. Từ khi cháu được 6 tháng, cháu có bú thêm sữa ngoài, ngày được 300-400ml sữa. Cháu đã ăn dặm bột, cháo 2 lần/ngày, mỗi lần nửa bát, ăn thêm cả sữa chua, trái cây... Ban ngày cháu ngủ 2-3h, tối ngủ 10h nhưng chập chờn, không sâu giấc. Cháu ăn chơi bình thường. Hiện giờ bé đã biết bám, với và biết tập đứng nhưng không bò, tóc lưa thưa, chưa mọc răng. Bé như vậy có bình thường không bác sĩ? Em phải làm để cháu tăng cân nhanh hơn ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  933 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Chọn Phương Đông - Mẹ an tâm đón con Chọn Phương Đông - Mẹ an tâm đón con 00:06
Chọn Phương Đông - Mẹ an tâm đón con
Theo dõi thai kỳ, vượt cạn và thăm khám sau sinh cùng các bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm từ Sản Tư, Sản HN..>> Ghi dấu những khoảnh khắc...
 3 năm trước
 546 Lượt xem
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời 09:29
Sàng lọc sơ sinh: Phát hiện sớm dị tật ngay khi trẻ chào đời
- Tại sao ngay sau sinh cần sàng lọc sơ sinh, trong khi đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ?- Sàng lọc sơ sinh có ý...
 3 năm trước
 767 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 894 Lượt xem
Tin liên quan
Phát ban ở trẻ sơ sinh
Phát ban ở trẻ sơ sinh

Phát ban rất phổ biến. Tình trạng này thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng cũng có thể trong nhiều tháng liên tiếp. Chúng không lây nhiễm, nhưng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi một vùng da rồi lại mọc ở vị trí khác.

Bạn có thể thực sự bảo vệ con mình khỏi dị ứng?
Bạn có thể thực sự bảo vệ con mình khỏi dị ứng?

Theo báo cáo của Tổ chức Dị ứng Thế giới, số lượng đã tăng lên từ 20 đến 40% trẻ em tại Mỹ mắc ít nhất một chứng bệnh dị ứng. Vào thời điểm mà rất nhiều trẻ em đang phải hứng chịu căn bệnh này, các bậc cha mẹ và các nhà nghiên cứu cũng đang tìm kiếm câu trả lời. Dị ứng và hen suyễn bắt đầu từ đâu? Có cách nào thực sự để ngăn chặn chúng xảy ra hay không?

Dị ứng thực phẩm ở trẻ
Dị ứng thực phẩm ở trẻ

Con của tôi có thể bị dị ứng thực phẩm không? Điều gì sẽ xảy ra nếu con tôi bị dị ứng với thực phẩm? Tôi nên làm gì nếu nghĩ rằng con tôi bị dị ứng với thực phẩm? Cha mẹ hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Cho bé bú sữa công thức và bệnh cúm
Cho bé bú sữa công thức và bệnh cúm

Bài báo này được điều chỉnh dựa trên thông tin do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) xuất bản và các khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cùng Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins.

Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ
Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây