Các bệnh lý Nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp ở trẻ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
- Do Siêu vi (virus): chiếm 80 – 85% Viêm Phế quản phổi
- Do các loại Vi trùng như: Hemophilus Influenza type B; Streptococus Pneumonia; Staphylococus; Ho gà; Lao; E.Coli….
Tại sao trẻ em lại hay mắc các bệnh đường hô hấp?
Trẻ em rất dễ mắc bệnh đường hô hấp do một số nguyên nhân sau :
- Hệ thống hô hấp ở trẻ em liên quan đến môi trường bên ngoài rất dễ dàng (Các tác nhân có thể qua hai lỗ mũi, miệng, tai, da…) xâm nhập vào cơ quan hô hấp trẻ gây bệnh.
- Ở bên ngoài môi trường, có nhiều tác nhân gây bệnh đường hô hấp như siêu vi trùng (cúm, gần đây có cúm A H5N1…), vi trùng Ecoli, Streptococus Pneumonia …
- Khi đứa trẻ đến tháng thứ 6, các chất chống lại các tác nhân vi khuẩn và vi trùng do mẹ truyền sang đã hết và như vậy trong cơ thể trẻ không còn đủ các chất chống đỡ nên các tác nhân gây bệnh dễ đi vào trẻ em và gây bệnh.
- Đường hô hấp trẻ em còn nhỏ, các chất tiết không có chất chống đỡ, hệ thống lông rung hoạt động còn yếu nên tác nhân gây bệnh đi vào đường hô hấp rất dễ dàng, do đó các cháu rất dễ bị bệnh.
Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp
- Viêm mũi họng cấp.
- Viêm mũi xoang.
- Viêm thanh quản.
- Viêm phế quản.
- Viêm phế quản phổi.
- Viêm phổi thùy.
- Viêm phổi kẽ.
- Viêm tiểu phế quản.
- Hen phế quản – Hen phế quản nhũ nhi.
Cách phát hiện bệnh nhiễm trùng đường hô hấp?
- Sốt nhẹ đến nặng (nếu trẻ sốt cao trên 40 độ thì dễ sinh co giật).
- Ho, có thể ho khan, ho có đờm, ho từng cơn hoặc ho liên tục.
- Quấy khóc, đau đầu (trẻ lớn), sổ mũi là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu là các cháu sẽ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng.
- Rối loạn tiêu hóa: nôn ói, đau bụng, chướng bụng, biếng ăn, tiêu chảy.
- Li bì hoặc mê sảng.
Các Yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển
- Môi trường đông đúc – Kém vệ sinh – Khói bụi.
- Thuốc lá.
- Trẻ sinh non, nhẹ cân.
- Do thời tiết lạnh – Theo mùa( T4,T5/T9,T10).
- Do người lớn lây nhiễm.
Chăm sóc trẻ
- Ăn uống bình thường – Không kiêng cữ. Nên cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng cho bé. Trong lúc trẻ đang bệnh thường khó ăn và dễ bị ói, gia đính nên cho thức ăn nhẹ, dễ tiêu và chia làm nhiều bữa trong ngày, nhưng vẫn phải đảm bảo năng lượng đủ. Trẻ bị bệnh kéo dài dễ gây suy dinh dưỡng. Trẻ dễ ói nên cho ăn cẩn thận vì có thể bị sặc gây viêm phổi hít và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Vệ sinh mũi họng (dùng khăn sạch lau mũi, đánh răng, súc miệng…)
- Uống đủ nước – lau mát khi trẻ sốt, giữ thoáng mát (mùa hè), ấm áp (mùa đông).
- Phơi nắng (đúng cách).
- Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng cá nhân của bé.
- Tránh khói thuốc lá.
Phòng bệnh
- Chăm sóc từ bào thai : cẩn thận trong quá trình mang thai để tránh sanh non.
- Bú mẹ – Cho ăn dặm đúng cách.
- Tiêm phòng đầy đủ.
- Phát hiện sớm – Điều trị sớm.
- Cách ly người bệnh, trẻ bệnh với trẻ lành.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1163 lượt xem
Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?
Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?
- 1 trả lời
- 934 lượt xem
Trẻ bú trực tiếp sữa của người khác thì có bị lây bệnh truyền nhiễm của người đó không?
Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?
- 1 trả lời
- 708 lượt xem
Trẻ 3 tháng uống thuốc trị nhiễm trùng tiêu chảy nhưng vẫn đi xì xoẹt và phân có lẫn màu nâu đỏ thì có phải đi khám nữa không?
Em sinh bé nặng 3,3kg. HIện bé đã được hơn 3 tháng tuổi. Em vắt sữa ra bình cho bé uống. Trong 2 tháng đầu bé lên cân rất tốt. Được 2 tháng thì bé đã nặng 6,7kg. Tuy nhiên, đến tháng thứ 3 này thì cháu có hiện tượng biếng bú, không tăng cân và đi ngoài phân xanh. Em cho bé đi khám thì bác sĩ xét nghiệm và kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm trùng. Bác sĩ kê thuốc cho bé uống thì phân đã chuyển sang hoa cà hoa cải nhưng vẫn hơi ngả xanh. Khi cho bé đi tái khám thì bác sĩ nói phân bé đẹp rồi kê thuốc về cho uống. Tuy nhiên hiện tại cháu vẫn đi xì xoẹt ạ, thậm chí thỉnh thoảng phân có lẫn một ít màu nâu đỏ. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám nữa không ạ?
- 1 trả lời
- 776 lượt xem
Trẻ lại bị nhiễm liên cầu khuẩn, có đáng lo ngại không?
Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1009 lượt xem
Nhiễm trùng tai là bệnh được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở trẻ em tại Mỹ (sau cảm lạnh). Một nghiên cứu lớn cho thấy 23% trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi tròn 1 tuổi và hơn 1 nửa bị ít nhất một lần khi được 3 tuổi.
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).