1

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng - những điều cần biết - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Loét dạ dày tá tràng là bệnh làm tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non).

Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong chẩn đoán và điều trị nhưng bệnh vẫn là một vấn đề sức khỏe lớn bởi số lượng bệnh nhân nhiều, tính chất bệnh mạn tính và dễ tái phát, và có thể gây một số biến chứng.

Yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến loét dạ dày tá tràng

  • Di truyền: loét tá tràng có tính chất di truyền, tần suất cao ở một số gia đình và đồng thời xảy ra ở cả 2 anh (chị) em sinh đôi cùng trứng hơn là khác trứng.
  • Yếu tố tâm lí (stress): Những người hay bị căng thẳng, lo lắng sẽ có nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng, bởi các căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết acid trong dạ dày. Căng thẳng thần kinh, sang chấn tâm lí, tình cảm cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị loét dạ dày tá tràng.
  • Yếu tố tiết thực (liên quan đến thói quen, tập tục ăn uống vùng miền): Không loại trừ loét phân bố theo địa dư là có sự đóng góp của thói quen ăn uống. (Bắc Ấn ăn nhiều lúa mì loét dạ dày tá tràng ít hơn Miền Nam ăn toàn gạo).
  • Hút thuốc lá và uống rượu bia (các đồ uống có cồn khác): trong khói thuốc lá có chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe của con người, trong đó đặc biệt là chất nicotine. Chất nicotine sẽ gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol – đây là tác nhân chính làm tăng nguy cơ loét dạ dày. Thuốc lá còn làm chậm sự lành sẹo và gây đề kháng với điều trị. 
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ: ăn uống không đúng giờ, đúng bữa, hay bỏ bữa nhất là bữa sáng, ăn quá khuya, thức khuya, lười vận động…
  • Thói quen ăn uống: thích ăn các món chua, cay, nóng, lạnh, cứng, khó tiêu…

Nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày tá tràng

  • Loét do Helicobacter pylori (Hp): là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày. 
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau: Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây loét dạ dày- tá tràng.

Biểu hiện của bệnh loét dạ dày tá tràng

  • Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn): triệu chứng gần như luôn luôn xuất hiện ở bệnh loét dạ dày tá tràng. Đau có thể từ mức độ khó chịu, âm ỉ, đến dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí ổ loét, tính chất đau có thể ít nhìu khác biệt.
  • Loét dạ dày: tùy vị trí ổ loét mà vị trí và tính chất lan của tính chất đau có thể khác nhau. Thường đau sau ăn khoảng vài chục phút đến vài giờ. Đáp ứng với bữa ăn và thuốc trung hòa acid kém hơn so với loét hành tá tràng.
  • Loét hành tá tràng: thường xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2-3 giờ, đau tăng lên về đêm, ăn vào hoặc sử dụng các thuốc trung hòa acid thì đỡ đau nhanh.
  • Đau âm ỉ kéo dài, thành từng cơn nhưng có tính chu kì và thành từng đợt.
  • Có thể có các triệu chứng: buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác nóng rát, đầy trướng bụng, ợ chua.
  • Trong đợt loét có thể sụt cân nhẹ, sau đợt loét sẽ trở lại bình thường.

Biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng

  • Xuất huyết tiêu hóa trên (chảy máu vết loét): là biến chứng thường gặp nhất. Khoảng 15-20% bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có một hoặc nhiều lần chảy máu. Người già chảy máu nhiều hơn người trẻ. Biến chứng chảy máu có thể xảy ra trong đợt loét tiến triển hoặc cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên.
  • Thủng hoặc dò ổ loét: đây là biến chứng thứ hai sau chảy máu. Thường khởi đầu bằng cơn đau dữ dội như dao đâm.
  • Hẹp môn vị: thường gặp ở ổ loét hành tá tràng. Thường biểu hiện là đau vùng thượng vị, nổi gò vùng thượng vị, nôn ra thức ăn cũ.
  • Ung thư hóa: tỉ lệ ung thư hóa khoảng 5-10%, và thời gian loét kéo dài >10 năm.

Dự phòng bệnh loét dạ dày tá tràng

  • Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: ăn chậm, nhai kĩ, ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa nhất là bữa sáng, không nên ăn khuya (không ăn trễ hơn 8 giờ tối), không để quá đói hoặc ăn quá no, tránh ăn các thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh, quá ngọt, quá khô, hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều dầu mỡ,…
  • Cần bổ sung vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn,..trứng, sữa giúp trung hòa acid dạ dày tốt hơn,..
  • Tránh các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê,…
  • Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau, khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng các thuốc thích hợp ít ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày hoặc thêm các loại thuốc hỗ trợ dạ dày…
  • Tái khám đúng hẹn, khi đi khám cần mang theo sổ khám bệnh và các loại thuốc hiện đang dùng.
  • Vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn và hợp lí, khoảng 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có sức khỏe tốt, tâm trạng thoải mái.
  • Nghỉ ngơi hợp lí, ngủ đủ.
  • Để tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress…

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 739 Lượt xem
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 619 Lượt xem
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 696 Lượt xem
Tiếng lành đồn xa: Nghe nói nội soi đại tràng ở Thu Cúc "rất thích" vị khách quyết chọn Thu Cúc cho lần nội soi đầu tiên Tiếng lành đồn xa: Nghe nói nội soi đại tràng ở Thu Cúc "rất thích" vị khách quyết chọn Thu Cúc cho lần nội soi đầu tiên 12:08
Tiếng lành đồn xa: Nghe nói nội soi đại tràng ở Thu Cúc "rất thích" vị khách quyết chọn Thu Cúc cho lần nội soi đầu tiên
Để lần đầu tiên nội soi đại tràng diễn ra dễ chịu và thuận lợi nhất, bác Đào Thế Đông đã quyết định lựa chọn thực hiện tại Bệnh viện Thu Cúc sau...
 3 năm trước
 646 Lượt xem
NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN 07:16
NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN
Nhờ nội soi đại tràng NBI bệnh nhân được phát hiện có polyp kích thước lớn khoảng 3cm, chiếm nửa chu vi lòng đại tràng. Kết quả sinh thiết cho thấy...
 3 năm trước
 904 Lượt xem
Tin liên quan
Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị
Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị

Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?
Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?

Nếu cứ để tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiếp diễn mà không có biện pháp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị loét và xuất huyết dạ dày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây