1

Bệnh mắt ở tình trạng nhiễm độc - bệnh viện 103

Có thể chia ra hai tình trạng nhiễm độc: cấp tính và mãn tính. Với mỗi tình trạng nhiễm độc này biểu hiện ở mắt cũng rất khác nhau nhưng tựu chung lại ở một số triệu chứng chính:

1. Tình trạng nhiễm độc toàn thân cấp tính.

1.1. Giãn đồng tử.

Bình thường, đường kính đồng tử ổn định ở khoảng 3 – 4 mm nhờ sự cân bằng giữa hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hệ giao cảm chi phối cơ tia là cơ giãn đồng tử.

Hệ phó giao cảm chi phối cơ vòng đồng tử (cơ Sphinter) tác dụng gây co đồng tử. Đồng tử có thể giãn do liệt hệ phó giao cảm hoặc do cường hệ giao cảm.

Đồng tử giãn gặp trong các trường hợp ngộ độc do:

  • Thuốc ngủ (gacdenal…).
  • Độc tố trực khuẩn độc thịt (clostridium botalinum).
  • Độc tố các nấm độc…

Nhìn chung, gần như hầu hết các nhiễm độc toàn thân cấp tính có triệu chứng giãn đồng tử và có đặc điểm là giãn đồng tử cả hai mắt và quá trình giãn diễn ra từ từ.

1.2. Co đồng tử:

Về cơ chế, đồng tử co có thể do:

  • Trung tâm co đồng tử ở vùng dưới đồi bị kích thích hoặc bị giải toả khỏi sự kiểm soát của vỏ não.
  • Cường hệ phó giao cảm chi phối cơ vòng đồng tử (cơ sphinter).
  • Liệt hệ giao cảm chi phối cơ tia mống mắt.

Trên lâm sàng, triệu chứng co đồng tử gặp ở nhiễm độc cấp tính chất thuốc phiện và các chất dẫn xuất của nó (morphin…).

1.3. Song thị, rối loạn quy tụ:

Nhiễm độc cấp rượu etylic có thể tạo triệu chứng nhìn một hoá hai (nhìn đôi).

1.4. Giảm thị lực nhanh chóng.

Triệu chứng này ít có giá trị trên lâm sàng do khi ngộ độc cấp thì việc xác định thị lực chủ quan là rất khó. Tuy nhiên cần phải có sự phân biệt giữa giảm thị lực do đồng tử giãn do ngộ độc cấp tính với giảm thị lực do căn nguyên bị nhiễm độc thần kinh thị giác.

Giảm thị lực do giãn đồng tử, liệt thể mi thì bệnh nhân nhìn gần không rõ nhưng nhìn xa còn tốt, còn giảm thị lực do nhiễm độc thị thần kinh thì nhìn không rõ ở mọi cự ly, thậm chí bệnh nhân cảm giác như bị mù loà một cách nhanh chóng. Kiểu giảm thị lực này gặp ở nhiễm độc cồn methylic.

1.5. Đáy mắt.

Hình ảnh hay gặp là cương tụ, phù nề đĩa thị thể hiện một tình trạng viêm cấp của đĩa thị gặp trong nhiễm độc cồn methylic.

2. Tình trạng ngộ độc toàn thân mãn tính.

Rất nhiều tác nhân gây nên tình trạng ngộ độc này và thể hiện trên mắt là triệu chứng giảm thị lực do độc tố tác động lên thị thần kinh.

Các dấu hiệu toàn thân của tình trạng nhiễm độc nhiều khi biểu hiện không rõ ràng mà chủ yếu chỉ thấy ở mắt do vậy mà có danh pháp: Bệnh thị thần kinh do nhiễm độc.

Đặc điểm của chứng bệnh này là bệnh xuất hiện đều ở hai mắt, dù mức độ có thể khác nhau ít nhiều và sự tiến triển là nặng lên dần dần, tốc độ nặng lên tuỳ vào sức đề kháng, sự tiếp tục tác động hay dừng lại của tác nhân và vấn đề điều trị.

Có rất nhiều tác nhân gây bệnh, có thể chia ra các nhóm:

  • Tác nhân là thuốc chữa bệnh: Đứng hàng đầu là thuốc chống sốt rét (quinin, cloroquin…), thuốc chống lao (Ethambutol, INH) tiếp đến là các thuốc chống phân bào như vincristin, vinblastin…
  • Tác nhân không phải thuốc chữa bệnh: Rượu (etylic, methylic…), thuốc lá, chất ma túy…
  • Các chất độc hại từ môi trường: oxyt carbon, sulfurcarbon, asen (thạch tín), thủy ngân, benzol, chì…

Khám mắt để chẩn đoán chứng bệnh thị thần kinh do nhiễm độc cần lưu ý các dấu hiệu:

  • Thị lực: giảm nhưng với tốc độ từ từ.
  • Thị trường: thu hẹp ở các mức độ khác nhau.
  • Sắc giác: thay đổi sớm nhất, tổn hại sắc giác có thể xảy ra trên trục xanh da trời – vàng hoặc đỏ – xanh lá cây.
  • Soi đáy mắt: ở giai đoạn sớm, đĩa thị có thể chưa biến đổi rõ, về sau, hình ảnh hay gặp là bạc màu, teo. Cần nhắc lại là dấu hiệu này thường thấy ở cả hai mắt.

Điều trị:

Việc đầu tiên là loại trừ tác nhân gây độc. Cần hỏi rõ về việc sử dụng thuốc, môi trường làm việc, sinh hoạt, các thói quen nghiện ngập hàng ngày (rượu, thuốc lá). Đôi khi rất khó xác định tác nhân một cách chính xác. Khi đó cần lưu ý các tác nhân như như đã kể trên.

Dùng thuốc:

  • Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.
  • Vitamin C liềucao: 1g/ngày.
  • Tăng cường tuần hoàn: để nuôi dưỡng thị thần kinh.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ 02:21
ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ
Theo WHO, trên thế giới hiện nay có khoảng 18 triệu người bị mù hai mắt do đục thủy tinh thể. Tại Việt Nam, Mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 66,1% các...
 3 năm trước
 660 Lượt xem
HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 02:58
HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2
Thực hiện mổ cận và mổ lác cách nhau chỉ 1,5 tháng
 2 năm trước
 718 Lượt xem
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI 03:04
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI
Vào độ tuổi 50 trở đi, cũng như tất cả các bộ phận khác trên cơ thể, mắt của chúng ta bắt đầu lão hoá và dần xuất hiện các triệu chứng bệnh khác...
 3 năm trước
 591 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 732 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 710 Lượt xem
CHĂM SÓC MẮT SAU MỔ ĐỤC THỦY TINH THỂ: ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN? CHĂM SÓC MẮT SAU MỔ ĐỤC THỦY TINH THỂ: ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN? 01:53
CHĂM SÓC MẮT SAU MỔ ĐỤC THỦY TINH THỂ: ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN?
Khán giả hỏi: “Mẹ em đi khám tại BV tỉnh và được chỉ định mổ đục thủy tinh thể. Vì đi học xa nhà, bố mẹ lại lớn tuổi nên không biết việc chăm sóc...
 3 năm trước
 986 Lượt xem
Tin liên quan
Các nguyên nhân gây khô mắt mãn tính và cách điều trị
Các nguyên nhân gây khô mắt mãn tính và cách điều trị

Bước đầu tiên để giảm khô mắt mãn tính là hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề. Có thể khắc phục tình trạng khô mắt bằng cách dùng thuốc nhỏ mắt và thực hiện một số điều chỉnh đơn giản trong thói quen hàng ngày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây