1

Bệnh bụi phổi bông( Byssinosis) - bệnh viện 103

1. Đại cương

1.1. Thuật ngữ

Xuất phát từ tiếng Aicập: Bysan là sợi nhỏ. Thế kỷ 17, Ramazzini là người đầu tiên mô tả bệnh bụi phổi bông. Sau đó được Poust năm 1877 mô tả và sử dụng thuật ngữ Byssinosis. Còn gọi là hen của người thợ dệt, bệnh tức ngực khó thở ngày thứ 2, hay bệnh sốt ngày thứ 2 .

– Bệnh bụi phổi bông là một trong 25 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam và là một trong những bệnh phổ biến nhất trong các bệnh bụi phổi do bụi hữu cơ .

– Định nghĩa: là bệnh của đường thở gây ra do tiếp xúc với bụi bông, lanh, gai, đay biểu hiện bằng tức ngực, khó thở vào ngày làm việc đầu tuần sau ngày nghỉ cuối tuần .

1.2.Tình hình bệnh

– Mắc nhiều ở các nước phát triển công nghiệp sợi, bảo hộ lao động kém .

– Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 1,4 lần .

– Tỷ lệ mắc bệnh ở công nhân tiếp xúc với bụi bông ở Suđăng là 20%, Aicập: 38%,  Anh trong khoảng (1970): 24% công nhân vải thô; Hà Lan (1964): 17%; Mỹ (1969): 25%. Hiện nay các tỉ lệ này giảm dần: úc (1992): <2%; Lancashire (1992): 3,6% .

– Việt Nam: năm 1989, 8,4% công nhân dệt sợi bông, 12,3% công nhân sợi và 8,45% công nhân dệt Nhà máy dệt 8-3. ( Bùi Tuyết Mai) .

1.3.Bệnh sinh

– Chưa rõ ràng, có thể do nấm, vi khuẩn trong sợi bông hoặc do chất trong sợi bông là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khác hẳn về bản chất so với bệnh bụi phổi silic, amiăng, đây thuộc nhóm bệnh do viêm dị ứng ngoại lai, phản ứng dị ứng typ III theo phân loại của Gell-combs .

– Một số điểm đã được nghi nhân như: kháng thể IgG kết tủa với kháng nguyên ở sợi bông tăng cao hơn người không tiếp xúc. Thành phần trong bụi bông đã kích thích cơ thể giải phóng quá mức histamin gây co thắt phế quản .

1.4. Giải phẫu bệnh

-  Không có tổn thương đặc hiệu

– Tổn thương ở phế quản lớn và nhỏ giống viêm phế quản mạn. Tổn thương khí phế thũng thường chỉ gặp ở người hút thuốc lá mắc bệnh phổi bông. Không có tổn thương xơ hoá phổi .

1.5. Phân loại

1.5.1. Phân loại theo lâm sàng của  schilinh ( clinical grades- ký hệu “C” )

– C0: không có triệu chứng .

– C 1/2: thỉnh thoảng có tức ngực vào ngày làm việc đầu tiên ( thứ 2) trong tuần .

– C 1: Tức ngực và (hoặc) khó thở ngày thứ 2 trong các tuần .

– C2: Tức ngực và khó thở cả tuần .

– C3: Triệu chứng như C2 có kèm theo biến đổi thông khí phổi .

1.5.2. Phân loại theo chức năng thông khí phổi của Gilson và Schilling

– F0: Chức năng thông khí chưa bị ảnh hưởng .

– F1/2: Chức năng thông khí bị ảnh hưởng nhẹ .

– F1: Chức năng thông khí giảm vừa .

– F2: Biến đổi chức năng thông khí phổi nhẹ hoặc vừa không hồi phục .

– F3: Biến đổi chức năng thông khí phổi vừa  hoặc nặng không hồi phục .

2.lâm sàng và cận lâm sàng

2.1. Lâm sàng

– Giai đoạn đầu: sau khoảng 4-6h của ngày đi làm đầu tiên trong tuần xuất hiện tức ngực, khó thở. Triệu chứng này hết hoặc giảm ở những ngày sau và lặp lại ngày đầu ở tuần làm việc sau .

– Khám phổi có ran rít, ran ngáy, giảm sau dùng thuốc giãn nở phổi .

– Giai đoạn sau: khó thở tăng dần xuất hiện ở những ngày còn lại của tuần làm việc, khó phân biệt với các triệu chứng của viêm phế quản mạn hoặc khí phế thũng do nguyên nhân không phải nghề nghiệp .

– Ngoài ra có ho , khô miệng, mệt mỏi nhức đầu, đặc biệt là sốt (bệnh sốt vào ngày thứ hai) .

2.2. Chức năng hô hấp

– Rối loạn thông khí tắc nghẽn, FEV1 giảm trong ca làm việc, rõ nhất ở ngày thứ hai .

– FEV1 và PEF dao động rất rõ trước và sau ca làm việc  >200ml với  FEV1 và >20% với  PEEP có giá trị chẩn đoán sớm  và theo dõi .

2.3. Xquang

– Không có triệu chứng Xquang đặc hiệu .

– Trong lúc khó thở có hình ảnh tăng sáng phổi do ứ khí, ngoài cơn khó thở  và ở giai đoạn đầu  không có bất thường .

– Giai đoạn muộn: có hình ảnh giống viêm phế quản mạn, khí phế thũng .

3. Chẩn đoán

Dựa vào yếu tố tiếp xúc, khai thác bệnh sử và đo thông khí phổi. Tiêu chuẩn  chẩn đoán của viện Y học lao động và môi trường- Bộ Y tế ( 1997):

– Đối tượng: Người  làm việc ở môi trường  có bụi gai, đay, bông, có nồng độ vượt quá giới hạn cho phép ( > 1mg/m3 không khí) .

– Thời gian nhiễm bụi trên  5 năm .

– Lâm sàng: có hội chứng “ngày thứ 2″ ở các  thể C1/2, C1,C2,C3 .

– Đo thông khí phổi. Nếu có rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục bệnh nhân được giám định tỷ lệ mất khả năng lao động 

4. Tiến triển và biến chứng

– Tùy thuộc vào giai đoạn: C1/2, C1: Ngừng tiếp xúc bụi các triệu chứng hết hăn sau vài tuần đến vài tháng .

– Ở giai đoạn muộn C3 bệnh tiến triển không hồi phục các triệu chứng ngày càng nặng dần nhất là ở người hút thuốc lá .

5. Điều trị và dự phòng

– Không có điều trị đặc hiệu .

– Với  C1/2, C1, C2:  dùng thuốc giãn phế quản dạng khí dung và kháng histamin .

– Thực hiện tốt  công tác bảo hộ lao động và giảm nồng độ bụi tại nơi làm  việc .

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 667 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp thường có tính tương đồng, điều này gây khó khăn và trở ngại trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây